Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon. Hiển thị tất cả bài đăng

Món ngon | NỘM GÀ XÉ BẮP CẢI

Gỏi gà xé bắp cải sẽ bổ sung vào danh sách món ngon ngày nóng nhà bạn một món ăn đơn giản mà hấp dẫn, ai cũng thích.
Món ngon | NỘM GÀ XÉ BẮP CẢI
Món ngon | NỘM GÀ XÉ BẮP CẢI

Chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi gà xé bắp cải:

Khoảng 1/4 – 1/2 con gà ta tùy ăn.
Bắp cải, dưa leo, cà rốt, lạc rang.
Húng lủi, rau quế, hành tây, hành củ, rau răm, chanh, ớt, gia vị.
Cách làm nộm gà xé bắp cải:

Sơ chế nguyên liệu:

+ Gà luộc chín, vớt ra ngâm nước lạnh cho săn thịt. Thịt nguội lọc lấy thịt, xé nhỏ vừa ăn.
+ Bắp cải bào sợi mỏng.
+ Dưa chuột gọt sơ, cà rốt gọt vỏ, cả hai đem bào sợi. Ngâm nước pha tí muối rồi vớt ra vắt sơ, rửa lại nước sạch để ráo.
+ Các loại rau rửa sạch thái nhỏ.
+ Hành củ thái lát mỏng. Hành tây thái cọng mỏng đem ngâm giấm pha đường 15 phút rồi vớt ra để ráo.
+ Lạc rang vàng, giã dập.
+ Pha hỗn hợp 1 nước mắm + 1 đường + 2 nước lọc, nêm nếm vừa mặn ngọt rồi vắt chanh vào cho vừa miệng chua ngọt, thêm ớt tỏi băm.

Món ngon | THỊT BA CHỈ KHO CỦ CẢI KHÔ

Thịt ba chỉ kho củ cải khô là món ăn ngon với cách làm đơn giản nhưng có thể chinh phục bất cứ khẩu vị khó tính nào.
Món ngon | THỊT BA CHỈ KHO CỦ CẢI KHÔ
Món ngon | THỊT BA CHỈ KHO CỦ CẢI KHÔ

Nguyên liệu làm thịt ba chỉ kho củ cải khô:

– Thịt ba rọi: 4 lạng
– Củ cải tươi: 2 cái
– Nước mắm: 1 muỗng súp
– Hạt nêm: 1 muỗng cafe
– Nước hàng: 1 muỗng cafe
– Vài bông hoa hồi (tai vị)
– Tiêu, ớt, mè rang

Cách làm thịt kho củ cải khô ngon thơm kiểu Nhật bản:

Bước 1:

– Củ cải mua về rửa sạch, bỏ cuống, bổ dọc thành cọng rồi phơi nắng cho khô quắt lại là thành củ cải khô.

Bước 2:

– Thịt để nguyên cục to, luộc sơ 3 phút rồi rửa thật sạch, thái miếng cỡ bao diêm (kiểu thịt kho tàu)

Bước 3:

– Bắc chảo dầu cho thịt vào rán vàng sơ rồi cho 1 muỗng cafe nước hàng, 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng súp nước mắm, 2 bông hồi, ớt tươi, 2 chén nước lọc, đậy kín nắp nấu lửa nhỏ cho thịt mềm.

Bước 4:

– Trong khi chờ thịt mềm thì ngâm củ cải trong nước lạnh 20 phút rồi vớt ra để ráo. Khi thịt chín mềm, nước kho thịt gần cạn thì bỏ củ cải khô vào đảo nhẹ cùng thịt, kho tiếp 10 phút thì tắt bếp, rắc tiêu và mè rang, ăn nóng với cơm.

CANH BÍ ĐỎ NẤU MỌC

Bí đỏ là một nguyên liệu tốt cho cơ thể và đây cũng là nguyên liệu tạo nên các món ngon hấp dẫn. Canh bí đỏ nấu mọc là một trong những món ăn ngon bổ dưỡng như vậy.
Món ngon | Canh bí đỏ nấu mộc
Món ngon | Canh bí đỏ nấu mộc
Nguyên liệu cần có cho canh bí đỏ nấu mọc

+ Bí đỏ: 400g

+ Mọc: 150g

+ Đậu phộng sống: 1 nhúm

+ Tiêu, ngò, hành củ, gia vị.

Cách làm món ăn ngon canh bí đỏ nấu mọc

– Bí đỏ gọt vỏ cứng đi, moi hột, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn.

– Mọc cho ra chén nêm chút tiêu và hành tím băm, ướp 10 phút cho ngấm.

– Bắc nồi cho nước lạnh đủ nấu canh, cho đậu phộng vào nấu chín đậu rồi mới cho tiếp bí vào nấu tới khi sôi, bí gần mềm thì nêm nếm lại gia vị rồi thả mọc vào nấu tới khi mọc nổi lên là xong. Tắt bếp, rắc ngò thái nhỏ vào ăn nóng với cơm.

SƯỜN NẤU ĐẬU

Sườn nấu đậu có thể dùng chấm với bánh mì hoặc ăn với cơm đều ngon.
Món ngon - Sườn nấu đậu
Món ngon - Sườn nấu đậu
Nguyên liệu làm món sườn nấu đậu sốt cà:

Sườn non: 1kg
Khoai tây: 6 củ
Đậu trắng: 1 lạng
Đậu Hà Lan: 1 lạng
400ml sốt cà
Chút bột năng, hòa tan trong nước (nếu ăn chấm bánh mì)

Cách làm sườn nấu đậu sốt cà:

1. Sườn rửa sạch chần qua nước sôi rồi xả lại nước lạnh, xếp vào nồi hoặc chảo sâu.

2. Cho vào nồi hành tím băm, hạt nêm và nước, vặn lửa để ninh sườn.

3. Khi sườn chín gần mềm thì cho khoai tây đã gọt vỏ xắt miếng nhỏ vào hầm cùng.

4. Khoai tây mềm thì cho sốt cà + 200ml nước lọc. Đợi nước sôi lại thì cho đậu trắng và đậu Hà Lan vào. Nếu ăn chấm bánh mì thì hòa tan bột năng rồi đổ vào nồi, khuấy đều cho nước sánh lại.

6. Nêm nếm gia vị vừa miệng, nấu tới khi đậu mềm vừa ý là được.

Cà ri hải sản sẽ mang đến cho người ưa thích hương vị cà ri một món ăn mới lạ, hấp dẫn.

Món ngon - Cà ri hải sản
Món ngon - Cà ri hải sản
Nguyên liệu làm cà ri hải sản:

1 con mực to
10 con tôm to
cá viên 1 bịch
1 hũ cà ri
1 trái cà tím
1 củ khoai môn
1 củ cà rốt
2 muỗng hạt nêm
1 muỗng đường
1 muỗng bột ngọt
5 muỗng nước cốt dừa
5 muỗng sữa bò
1/2 nửa lít nước lọc

Cách làm cà ri hải sản đơn giản thơm ngon:

– Tôm bỏ đầu, bỏ vỏ chừa đuôi, xẻ dọc sống lưng (không xẻ rời), chiên tôm sơ qua với dầu.

– Mực thái miếng vừa ăn khứa caro xéo đều mặt. Trụng mực qua nước sôi pha chút gừng cho chín tới.

– Cá viên cũng trụng chín.

– Cà rốt, khoai môn gọt vỏ thái miếng nhỏ vừa ăn, chiên qua dầu.

– Cà tím xắt ra làm 4 khúc, chiên qua dầu.

Sau khi chiên / trụng nguyên liệu thì rửa qua nước lạnh tất cả các nguyên liệu để không bị bám dầu.

– Bắc nồi cho nửa lít nước lạnh, 1 hũ cà ri, cà rốt, khoai môn vào, cho 1 muỗng đường, 1 muỗng bột ngọt, 2 muỗng hạt nêm, 5 muỗng nước cốt dừa, 5 muỗng sữa bò vào… Nấu sôi rồi chờ cà rốt khoai tây chín mềm thì vặn nhỏ lửa, khuấy cho hỗn hợp sánh lại. Nêm nếm vừa ý rồi cho tất cả hải sản vào nấu sôi lên lần nữa. Cuối cùng cho cà tím vào.

– Ăn với cơm, bún, bánh mì đều ngon.




Nếu đã ở Sài Gòn và mê ẩm thực nơi đây, bạn hẳn không thể bỏ qua những khu ẩm thực tiếng tăm này.

1. Hẻm 200 Xóm Chiếu, Quận 4

Khu Xóm Chiếu nói chung đã là một thiên đường ăn uống nhưng làm thỏa mãn thực khách nhất thì không nơi nào khác ngoài con hẻm số 200.

6 con hẻm ẩm thực giữa Sài Gòn đã đến là chẳng muốn về
Hình
Hẻm dài hơn 100m, hai bên dọc đường đi lấp kín bởi hàng quán với đủ thứ món ăn từ món chính đến quà vặt.

Bạn có thể đã no căng bụng sau khi bước ra khỏi quán bún vịt đầu hẻm, nhưng cũng không thể cầm lòng trước món cơm chiên cá mặn thơm lừng, hàng sủi cảo đông đúc hay hàng vịt lộn xào me tấp nập khách.

Các món chè đa dạng trong hẻm.

Nếu không rủng rỉnh túi tiền mà vẫn muốn ăn ốc, thì những hàng ốc tô giá rẻ sẵn sàng để chiều lòng thực khách.

Bột chiên, gỏi cuốn, súp cua đặc biệt là phá lấu là thứ có thể dễ dàng tìm kiếm ở nơi đây. Hẻm tấp nập từ 16h chiều mỗi ngày và buôn bán rôm rả đến tận khuya. Chỉ cần vài chục ngàn đi từ đầu hẻm đến cuối hẻm, chắc chắn là bạn sẽ no căng cả bụng đấy.

2. Khu sủi cảo Hà Tôn Quyền, Quận 11

Nói đến sủi cảo, nghĩ ngay đến Hà Tôn Quyền. Nằm ngay giữa khu vực sinh sống của công đồng người Hoa tại Sài Gòn, đây là nơi người ta thường tìm đến để thưởng thức một tô sủi cảo ngon lành, đúng vị.

Cả một đoạn đường tập trung hơn chục tiệm sủi cảo sát liền nhau, đó là chưa kể các xe sủi cảo ẩn nấp trong những con hẻm.

Đến đây bạn có thể được thưởng thức sủi cảo với đủ cách chế biến, kết hợp phong phú. Sủi cảo nhân tôm thịt, kết hợp thêm với các nguyên liệu khác cho ra sủi cảo tôm, sủi cảo tim gan cật… ăn kèm với nước dùng thanh thanh và rau cải. Một tô sủi cảo thập cẩm có thể làm thỏa mãn trí tò mò của những người đi ăn lần đầu.

Nếu thích mì sợi, đừng quên thử các loại mì sủi cảo, mì xá xíu… vô cùng đậm đà tại đây.

Hay đổi gió với sủi cảo chiên

Các tiệm lớn như Thiên Thiên, Sủi cảo 193 đã bắt đầu bán sau 10h sáng, đây cũng là 2 tiệm đông khách nhất khu này. Các tiệm còn lại lần lượt mở cửa từ chiều đến tận giữa đêm.

3. Khu Cô Giang, Quận 1

Đi qua con đường này vào sau 5h chiều sẽ thấy một khoảng không nghi ngút khói chiên xào và mùi thơm tỏa ra dọc đường đi.

Dù vậy những hàng quán ở khu Cô Giang, quận 1 chỉ là những chiếc bạt dựng tạm cùng mấy bộ bàn ghế nhựa. Đồ ăn ở đây khá đa dạng trong đó các món dễ tìm nhất là cơm gà xối mỡ, bò né, bò nướng lá lốt, mì xào giòn.

Khu Cô Giang tấp nập nhất khi đêm về.

Món có thể tìm được dễ dàng ở đây chính là cơm gà xối mỡ, bò né, bò nướng lá lốt, mì xào giòn.

Món bò lá lốt rất được ưa chuộng tại đây

Bởi nằm gần phố Tây Bùi Viện, nên ngồi ăn trong quán không chỉ có người Việt Nam chính hiệu mà khách ngoại quốc thích khám phá cũng chiếm phân nửa ở đây.

Cô Giang là cái tên quen thuộc với những ai mê món xôi mít tuyệt ngon này. Những hàng quán khác sẽ mở cửa từ chiều đến tận giữa đêm.

4. Hẻm 76 Hai Bà Trưng, Quận 1

Hiếm có nơi nào mà chỉ với 2 phút đi bộ, bạn đã có thể thấy gần 20 loại món ăn thỏa mãn cơn đói mà giá cả lại chỉ từ 10.000 đồng - 15.000 đồng mỗi món, từ cơm rang, bún Thái, bánh hỏi cho đến cháo lòng, nui xào, bắp xào, súp cua như ở hẻm 76 này.

Đây là địa chỉ nằm lòng của những nhân viên làm việc tại các tòa nhà và trung tâm thương mại ở quận 1, đặc biệt là các bạn trẻ đi làm thêm.

Hẻm ẩm thực 76 rất đặc lòng giới nhân văn viên phòng ở quận 1

Mở cửa lúc 15h, nhưng vì tiện lợi như vậy, nên đến giờ cao điểm vào khoảng 16h30 đến 17h, khi người mua ùa vào như lũ bão thì chỉ tầm 1h sau là đồ ăn trên các gánh hàng cũng bay biến hết. Hẻm nhỏ nên cũng khá chật chội, vì vậy tốt nhất bạn nên mua về hoặc đến một chỗ khác ngồi ăn cho thư thả.

5. Hẻm 284, Lê Văn Sỹ, Quận 3

Học sinh, sinh viên và dân văn phòng khu quận 3 không thể nào không biết đến hẻm 284 Lê Văn Sỹ nơi vốn nổi tiếng với các món ăn miền Trung. Hẻm này nhỏ nhưng đồ ăn chất. Mỗi loại món ăn chỉ có một hàng bán, nhưng món nào ra món đấy.

Con hẻm nhỏ này nổi tiếng với các món miền Trung.

Tô bún hến hấp dẫn

Hút khách nhiều nhất chắc chắn là hàng bán món Huế phía gần đầu hẻm. Từ bún mắm nêm, cơm hến, bánh canh cá lóc, đến bánh nậm bánh lọc đều khiến người ăn phải suýt xoa mê mẩn.

Cộng thêm giá cả dễ chịu, chỉ từ 15.000 đồng - 20.000 đồng/phần ăn, nên người ta cũng chẳng ngần ngại gì gọi thêm nhiều món nữa. Bởi vậy mà mở bán từ chiều, nhưng tầm khoảng 21h thì quán đã hết sạch.

San sát đó là các hàng bún thịt nướng, bún riêu cua, cơm gà xối mỡ, không phải là quán nổi tiếng nhưng khách quen đổ đến nườm nượp, chủ quán phải bán liền tay mới kịp.

6. Hẻm Cao Thắng

Hẻm số 51 Cao Thắng (Quận 3) từ lâu đã quá nổi tiếng và quen thuộc với những 'tín đồ' mê ăn uống ở Sài thành bởi mức giá bình dân mà lại có đủ món ngon để lựa chọn.

Con hẻm ẩm thực này có đủ món từ ăn chơi đến ăn no, hay thậm chí là món ăn đặc sản. Các món ăn tiêu biểu ở hẻm này có thể kể đến như phá lấu, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cá viên chiên, mì xào, há cảo, cháo tiều...

Ở hẻm 51 có khá nhiều quán bán đồ ăn vặt với đủ loại há cảo với đủ loại như hấp, chiên, phô mai que rất được lòng thực khách bởi giá khá mềm, chỉ tầm 8.000 đồng.

Nổi tiếng bậc nhất trong hẻm ẩm thực này phải kể đến quán cháo Tiều. Cháo Tiều với nhiều loại cháo ngon như cháo nấm thịt, cháo thập cẩm, cháo mực... Tuy nhiên cháo Tiều không rẻ với mức giá từ 30.000 - 60.000 đồng/tô.

Phá lấu là món ăn quen thuộc của người Hoa, nay trở thành món ăn vặt ưa thích của người Sài Gòn. Tại hẻm 51 Cao Thắng, món này ăn kèm với bánh mì với giá 23.000 đồng/phần. Từng miếng phá lấu được ninh mềm vừa tới, vẫn còn độ sừng sực khi ăn.

Các loại ốc tỏi, cà na, nghêu, hào, sò lông... được chế biến ngay tại chỗ để đảm bảo độ nóng, thơm ngon cho món ăn.

Ngoài những món trên, con nhiều món khác như sinh tố, canh bún, bánh tráng nướng, súp cua, bánh flan, các loại lẩu... Những quán ăn vặt ở đây đều rất thích hợp để tụ tập nhóm bạn bởi giữa không gian của nhiều người trẻ và những món quà vặt ngon, câu chuyện vì thế cũng trở nên thoải mái và rôm rả hơn hẳn.

MỰC XÀO HẸ - Hôm nay cả nhà chọn được món ăn trưa chưa nào?

Nguyên liệu

  • 300g mực tươi
  • 1 quả ớt sừng đỏ
  • 1 nắm lá hẹ
  • 1 miếng gừng nhỏ và vài tép tỏi
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng canh giấm Tiều (bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán đồ Tàu)
  • Mực xào hẹ theo phong cách của người Hoa
MỰC XÀO HẸ - Hôm nay cả nhà chọn được món ăn trưa chưa nào?
MỰC XÀO HẸ - Hôm nay cả nhà chọn được món ăn trưa chưa nào?
Các bước thực hiện:


Bước 1
Mực làm sạch (tham khảo cách làm mực ở đây) rồi khía các đường vảy rồng cho đẹp mắt. Để có món mực xào được ngon và giòn thì điều quan trọng là lúc chọn mực bạn phải mua được con mực tươi, dày mình.
Cắt mực thành các khối vuông có kích thước đồng đều.
Hẹ cắt bỏ gốc, tẽ từng lá rồi rửa dưới vòi nước chảy, sắp đó xếp bằng lại, cắt khúc tương tự như các khối mực.
Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi.
Gừng thái lát mỏng, tỏi băm nhỏ.

Bước 2
Đun sôi nồi nước nhỏ có thêm chút xíu muối, sau đó cho mực vào luộc sơ.
Khi miếng mực nở bung, thịt mực săn lại thì vớt mực ra.
Thả vào bát nước lạnh cho mực săn lại. Cách luộc mực trước như thế này giúp miếng mực khi ăn có độ giòn mà lúc xào cũng rất nhanh.
Làm nóng chảo với một chút dầu, cho gừng tỏi và kíp chấp vào phi thơm trên lửa to.

Bước 3

Trút mực vào đảo nhanh tay trong khoảng 1 phút cho giấm Tiều bao đều.
Kế đó cho hẹ và ớt thái sợi vào, tiếp tục đảo đều. Nêm một muỗng cà phê muối (nếu ăn cay có thể cho thêm chút ớt bột khi xào mực), đảo lại lần nữa rồi tắt bếp.
Lưu ý: Xào mực phải trên lửa lớn và đảo nhanh tay. Khi xào thì chỉ xào vừa chín tới, không nên xào kỹ quá mực sẽ mất độ giòn. Lửa to giúp miếng mực săn lại và không bị ra nước
‪#‎phoamthuc‬ ‪

2 BƯỚC LÀM MÓN DẠ DÀY TRỘN CHUA CAY CỰC NGON ĐÂY!!!
Oánh dấu lại để cuối tuần làm lun các mợ ợ Biểu tượng cảm xúc colonthree Ngon wá trời lun ý ạ

2 BƯỚC LÀM MÓN DẠ DÀY TRỘN CHUA CAY CỰC NGON ĐÂY!!!
2 BƯỚC LÀM MÓN DẠ DÀY TRỘN CHUA CAY CỰC NGON ĐÂY!!!

1. Nguyên liệu:
+ 1 cái dạ dày heo
+ Lạc rang, giã nhỏ
+ Rau mùi
+ Hành, gừng, tỏi
+ Gia vị: 15ml rượu, 10ml nước tương, 15ml dầu mè, một ít giấm, 15ml dầu sa tế, một ít đường, 5g muối, hoa hồi, lá nguyệt quế.

2. Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch dạ dày heo với muối. Sau đó thêm giấm để rửa một lần nữa cho sạch mùi hôi. Sau đó chần qua dạ dày cho sạch rồi rửa lại lần nữa.
Cho dạ dày vào nồi luộc. Thêm hành + gừng + hoa hồi + lá nguyệt quế + muối + rượu vào nồi. Đun dạ dày trong khoảng 40 phút, đun lửa vừa. Khi dạ dày chín thì vớt ra để nguội , thái thành miếng dài nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Tỏi, rau mùi băm nhỏ.
Đem trộn toàn bộ dạ dày và rau gia vị vào tô lớn. Thêm giấm + đường + nước tương + dầu mè + dầu sa tế vào, nêm nếm cho vừa ăn. Trộn đều và cho ra đĩa.
Chúc các nàng thành công nhé!

Giò heo chiên muối món nhậu ngon

Giò heo chiên muối có độ giòn rụm của da, béo ngậy của mỡ, mặn mòi của thịt nạc.


Cách làm: 

 Tùy theo mỗi nơi người ta có cách làm món giò heo chiên muối khác nhau. Có nơi dùng đùi heo (loại vừa, đã rút xương, không quá lớn sẽ mất ngon) rửa sạch

Ngâm nước muối để trong mát khoảng 24 tiếng đồng hồ cho muối thấm vào thịt, vớt ra để ráo, sau đó bỏ vào dầu chiên sơ cho săn da. Đùi heo vẫn để nguyên, khi ăn đến đâu thái miếng đến đó và bỏ vào chảo dầu chiên giòn, ăn nóng.

Chuẩn bị chảo dầu nóng, cắt giò heo thành miếng khoanh tròn dày chừng 1,5 cm, bỏ vào chiên cho đến khi giòn (chú ý để lửa nhỏ cho thịt có mầu vàng ươm), vớt ra, ăn nóng. Giò heo chiên muối kiểu này chấm với tương ớt, tương cà hay tương đều ngon, ăn kèm với Rau sống và bún tươi hoặc cơm.

Thịt chấm với nước mắm chua ngọt hoặc dùng với kim chi thì ngon tuyệt. Giò heo chiên muối ăn với bún tươi hay bánh mì đều ngon, dĩ nhiên không thể thiếu xà lách và dưa leo ăn kèm.

Có nơi người ta chế biến món giò heo chiên muối cầu kỳ hơn, bằng cách rút xương giò heo (bằng dao nhỏ, không làm rách, nát phần da), dùng các gia vị như: đường, tỏi, ngũ vị hương, tiêu, muối, nước tương… trộn lại với nhau thành một thứ hỗn hợp, sau đó bỏ vào bên trong giò heo rồi cuốn lại, dùng dây lạt buộc chặt, rồi tiếp tục dùng hỗn hợp gia vị thoa đều bên ngoài cho thấm. Để chừng 2 giờ đồng hồ, sau đó đem hấp cho vừa chín tới, lấy ra để nguội.

Theo Sài Gòn giải phóng

Kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn hướng dẫn cách chế biến canh khoai lang sườn và thịt kho đậu phộng vừa ngon miệng vừa đủ chất cho trẻ.



Nguyên liệu:
- Sườn non 300 g.
- Khoai lang bí 500 g.
- Hành lá, dầu, đường, nước mắm, muối…mỗi thứ một ít.

Cách chế biến:
- Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng.
- Hành lá lặt rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bắc nước đủ dùng cho sôi rồi trút sườn vào hầm. Lưu ý: Nhớ vớt bọt trong khi nấu.
- Sườn vừa mềm cho khoai lang vào, nêm cho vừa ăn. Hầm tiếp đến khi sườn và khoai mềm thì rắc thêm hành rồi nhắc xuống.

Thịt kho đậu phộng

Nguyên liệu:
- Thịt ba rọi 200 g.
- Đậu phộng 50 g.
- Một muỗng cà phê củ hành băm.
- Một muỗng cà phê tỏi băm.
- Hành lá, dầu, đường, nước mắm, nước màu… mỗi thứ một ít.


Cách chế biến:
- Thịt rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Đậu phộng ngâm nước 15 phút sau đó luộc mềm.
- Hành lá lặt rửa sạch, xắt nhỏ.
- Ướp thịt với chút nước mắm, chút đường, nước màu, nửa muỗng cà phê củ hành băm và nửa muỗng tỏi băm, để chừng 15 phút
- Phi thơm dầu với hành tỏi băm, cho thịt vào xào săn lại. Sau đó cho đậu phộng và chút nước vào kho với lửa nhỏ. Nêm lại cho vừa ăn, khi nước hơi sệt rắc thêm hành rồi nhắc xuống.

Thi Trân

Bò kho là món ăn phổ miến trong miền Nam. Miền Bắc có một món tương tự là sốt vang, nhưng không hoàn toàn giống. Bò kho có nhiều cách ăn và cách làm, quan trọng là miếng bò phải mềm, ngấm, nước dùng màu điều bắt mắt, thơm vị hồi, quế…


  • Nguyên liệu chính: 
    • 600gr thịt Bò (Bắp bò, nạm, gân, tùy ý bạn
    • 400gr cà rốt.
  •  Gia vị:
    • 3 nhánh sả
    • 3 bông bát giác hồi hương (còn gọi là đại hồi, hoa hồi, mua ở tiệm gia vị nào cũng có)
    • 1/4 muỗng cafe bột quế hoặc 1 miếng quế
    • 1 củ gừng, 1 muỗng canh hành củ, 1 muỗng cafe tỏi (tất cả băm nhỏ)
    • Dầu điều
    • Bột cà ri
    • Đường, muối, tiêu, chanh.
    • Bột ngũ vị hương hoặc 1 gói gia vị bò kho
  •  Thêm:
    • Rượu trắng để khử thịt
    • 1 muỗng canh bột năng pha với nước (cái này để thêm vào nồi bò kho nếu bạn muốn cho hỗn hợp sệt lại chấm bánh mì)
    • Ngò gai, rau om, húng quế…để ăn kèm.

  • Sơ chế:
– Cà rốt xắt khúc có độ dày vừa ăn.
– Dùng 1 phần gừng băm hòa vào rượu trắng rồi xát lên thịt bò, để ngâm như vậy khoảng 5 phút để thịt bò hết hôi.
– Sau đó rửa lại bằng nước sạch, trụng qua nước sôi.
– Sau đó bỏ ra thớt cắt thành miếng vuông dày vừa ăn.
– Cho thịt bò vào cái tô, ướp với 2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe màu điều, 2 muỗng cafe bột cà ri, 1 muỗng cafe ngũ vị hương. Ướp trong ít nhất 1 tiếng (để qua đêm được thì càng tốt, vì thịt phải ngấm mới ngon.)
[st]
Được tạo bởi Blogger.