loading...
loading...

Bạn đã biết uống cafe đúng cách chưa? Hay cứ buồn ngủ là tìm đến nó?

Nếu cứ mệt mỏi và buồn ngủ, bạn tìm đến cafe thì hãy xem lại.
Những người yêu cà phê trên thế giới đều đồng ý rằng họ không thể nào bắt đầu ngày mới mà không có cốc cà phê.

Bạn đã biết uống cafe đúng cách chưa? Hay cứ buồn ngủ là tìm đến nó?


Chất caffeine có hiệu quả mạnh mẽ lên hệ thần kinh đến nỗi năm 2004, lượng caffeine khuyên dùng đã được giới hạn bởi Hiệp Hội Olympic Thể Giới (International Olympic Committee) vì các vận động viên sử dụng nó quả nhiều.

Tuy nhiên, tác dụng của nó không chỉ dừng ở đó.

"Nói gì thì nói, caffeine là một chất kích thích dành cho công việc.

Khi caffeine được giới thiệu lần đầu ở Europe ở thế kỉ 17, các ông chủ doanh nghiệp đã thấy được tác dụng thần kì của nó khi nó đã khiến những người công nhân lười biếng trở thành những cỗ máy làm việc không ngừng nghỉ", Stephen Braun, tác giả của cuốn sách "Khoa học và học thức của Rượu và Caffeine".

Caffeine nổi tiếng với khả năng làm con người tỉnh táo và tỉnh ngủ, chắc chắn rằng phần lớn người đọc bài này đã/đang dùng một cốc cà phê, hơn nữa chúng còn làm tăng hiệu suất và hiệu quả công việc.

Tuy nhiên sử dụng quá nhiều caffeine sẽ có tác dụng ngược. Vậy dùng caffeine như thế nào cho đúng và liều lượng dùng là bao nhiêu?

Cà phê không giúp ích nhiều nếu bạn mệt mỏi/thiếu ngủ

Nó cỏ vẻ phi lí, nhưng caffeine chỉ thực sự hiệu quả khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.
Điều này được lí giải bằng khoa học: caffeine "bắt chước" hình dạng của chất hóa học trong não có tên là "adenosine", ông Braun đã miêu tả chất này sẽ giúp chúng ta buồn ngủ hơn.

Caffeine sẽ làm "nghẽn" các cơ quan thụ cảm adenosine bằng cách thay thế nó và kích thích não sản sinh ra dopamine, giúp cơ thể hoạt động mà không tiết ra chất adenosine.

Nhưng caffeine không thực sự có hiệu quả khi bạn đã mệt mỏi vì cơ thể sản sinh ra quá nhiều adenosine và số lượng caffeine không đủ để làm nghẽn hết chúng.

"Caffeine chỉ hoạt động tốt nhất khi bạn đã trải qua một giấc ngủ ngon. Nếu bạn là người thường xuyên thiếu ngủ, bạn sẽ không có được 100% lợi ích từ caffeine", ông Braun cho biết.
Chỉ uống khi nào não cần tiếp nhận thông tin

Theo một nghiên cứu trong năm 2014 của tạp chí Nature Neuroscience, sử dụng caffeine làm tăng trí nhớ dài hạn, giúp người dùng có thể ghi nhớ thông tin tốt hơn và lâu hơn.
Các nhà khoa học tại đại học Hopkins đã đưa người dùng một số hình ảnh, và sau đó một nửa số người dùng sẽ uống giả dược (placebo), một nửa còn lại sẽ uống 200-milligram caffeine (họ không biết sự khác nhau của hai loại thuốc).

Ngày tiếp theo, những người trên được kiểm tra khả năng ghi nhớ hình ảnh của họ.

"Chúng tôi nhận thấy rằng 200mg caffein (tương đương 2 cốc cà phê) giúp kéo dài trí nhớ hơn 24 giờ", giáo sư Michael Yassa tại đại học California cho biết.

Yassa cho biết để lấy được khả năng thần kì trên của caffeine, người dùng nên uống một lượng vừa phải cà phê trước khi cần tiếp nhận thông tin.

Tuy các bài bào trên mạng đều khuyên người dùng uống cà phê vào các thời điểm cụ thể và liều lượng khác nhau để tăng tác dụng của caffeine, Yassa cho rằng mỗi người mỗi khác và không có liều lượng chung.

"Giống như các loại chất kích thích và thuốc khác, caffein sẽ gây ra phản ứng phụ nếu sử dụng quá liều, ngoài ra nó còn làm người dùng "lờn" caffeine và mất ngủ", ông cho biết.
Vì vậy, mỗi người cần nên thử để biết liều lượng của mình và không nên uống quá liều lượng đó trong ngày. Sự mất ngủ chính là hiện tượng của việc dùng qua nhiều caffein.
Uống trước khi cần động não

Caffeine có giúp mọi người chịu hợp tác với nhau không? Câu trả lời là rất có thể.
Dựa vào nghiên cứu năm 2009 của tạp chí Nutritional Neuroscience, các nhà khoa học ở Hồng Kông đã yêu cầu tình nguyện viên chơi một trò chơi mà sự hợp tác của người dùng sẽ mang lại ích lợi cho người khác.

Những người dùng 150mg caffeine được cho là chịu giúp đã người khác hơn những người không dùng.

Càng nghiên cứu, các nhà khoa học càng thấy nhiều lợi ích của caffein. Hiện tại họ chỉ mới khám phá một phần công dụng của chúng.

"Đây quả là một loại chất có tác dụng rộng. Các chất kích thích khác chỉ có tác dụng ở khía cạnh nhỏ, tuy nhiên caffeine lại kích thích đến tim mạch và não bộ con người.
Cho nên không ngạc nhiên khi caffeine giúp chúng ta sáng tạo hơn, gõ máy nhanh hơn, xử lí công việc hiệu quả hơn nhiều", Braun cho biết.
Theo Yassa, nghiên cứu cho thấy caffeine còn giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ tuổi già (Alzheimer).

Các nghiên cứu đang tìm cách để khiến caffeine trở thành loại thuốc để chữa bệnh Alzheimer trong tương lai.
Tham khảo Bloomberg

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.