Nhận biết bệnh gút
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/phoamthhuc/
Facebook page: https://www.facebook.com/phoamthuccom/
Viêm mũi dị ứng là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở tuổi thanh niên và trung niên. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường mắc bệnh mạn tính, kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh nhất là có một số triệu chứng có khi xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn nhưng gây khó chịu như hắt hơi, sổ mũi. Viêm mũi dị ứng đôi khi dễ nhầm với bệnh viêm xoang.
Có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (dị nguyên) đối với cơ thể, ví dụ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các cơ địa dị ứng. Thông thường người bị viêm mũi dị ứng gặp ở người có cơ địa dị ứng nhiều hơn như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, tổ đỉa… Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Các tác nhân gây kích thích cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường qua da, hoặc theo đường ăn uống.
Ngứa mũi là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng. - Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Có thể chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch trong mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân (nếu nơi tiêm có quầng đỏ lớn hơn giới hạn bình thường thì đó là dị ứng). Một người có thể phản ứng dương tính với nhiều loại kháng nguyên.
Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi...
Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc (như Contac, Decolgen) còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu não.
Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.
Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Ảnh minh họa.
Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.
Theo Health Sina, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mức sống con người ngày càng nâng cao kéo theo đó là ''thời khóa biểu thức - ngủ'' cũng thay đổi. Nhiều người thường xuyên thức khuya để làm việc, để lo cho sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là chơi trò chơi trực tuyến, xem tivi thư giãn. Rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ không bao giờ ngủ trước 23h đêm.
Ảnh minh họa: Health. |
Thức khuya gây ra rất nhiều tác hại như:
Suy giảm trí nhớ, tinh thần mệt mỏi. Ngủ không đủ giấc thường khiến ta cảm thấy mệt mỏi thể chất, thiếu năng lượng và không thể tập trung, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Mất ngủ. Người không thể ngủ đúng giờ thường bỏ qua thời cơ ngủ tốt nhất nên cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi sẽ càng khó chìm vào giấc ngủ hơn.
Giảm khả năng miễn dịch. Tiền đề của việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh là phải có sự nghỉ ngơi đầy đủ. Nhiều căn bệnh xuất phát từ nguyên nhân liên quan trực tiếp đến việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.
Ảnh hưởng đến thị lực. Rất nhiều người thức khuya để chơi các trò chơi máy tính hoặc dùng điện thoại di động. Như thế sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đôi mắt dẫn đến suy giảm thị lực.
Nguy hại cho làn da. Thường xuyên thức khuya, lên mạng hoặc chơi điện thoại sẽ khiến da bị quá nhiều bức xạ, ngủ không điều độ khiến da bị mất nước, dễ nổi mụn, sạm da.
Có rất nguy mối nguy hại khi thức khuya, đa số mọi người đều ý thức được tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Song đôi khi do nhu cầu cải thiện đời sống, cạnh tranh trong công việc, nỗ lực xây dựng sự nghiệp hoặc chỉ vì ham chơi mà không tránh khỏi thức khuya. Vậy chúng ta nên làm gì để giảm thiểu những tác hại của thức khuya cho sức khỏe?
Uống đủ nước. Người thường xuyên thức khuya thì cơ thể dễ bị mất nước, vì vậy phải uống bù đủ lượng nước phù hợp.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Người thường xuyên thức khuya sẽ tăng cường sự trao đổi chất trong cơ th nên cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu carbohydrate, protein chất lượng cao và thực phẩm giàu vitamin C như trứng, bánh mì, sữa... Như vậy không chỉ bổ sung lượng dinh dưỡng tiêu hao trong cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của da.
Bên cạnh đó cần chú ý ăn nhiều rau quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… Để bồi bổ mắt có thể dùng các món ăn chế biến từ cà chua, cà rốt, bí đỏ, trứng gà hoặc vịt, đu đủ chín, bơ, rau dền, đậu bắp... Những thực phẩm này chứa tiền sinh tố A thiên nhiên khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A bồi dưỡng cho mắt.
Bạn có thể chế biến món canh tôm thịt, bí đỏ với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, tăng cường sinh lực, tăng cường trí nhớ. Thích hợp cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, thức đêm nhiều. Người thường xuyên thức đêm có thể kết hợp các vị thuốc tây dương sâm, cẩu kỳ tử, hoàng kỳ, mỗi loại 10 g dùng làm một liều một ngày đun nước uống liên tục. Cách này công dụng ích khí, bổ âm, thanh nhiệt, hạ hoả, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch.
Duy trì bầu không khí trong lành, thông thoáng trong phòng. Người hay thức khuya thường ở trong nhà cả ngày không đi ra ngoài. Lúc này cần chú ý thông gió trong nhà, nếu cần thiết hãy đi ra ngoài vận động để tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời hít thở không khí trong lành để tăng cường sức khỏe.
Không bỏ bữa sáng. Để đảm bảo sức khỏe nhất thiết phải ăn đủ 3 bữa. Trong đó bữa sáng là chính. Khi thức khuya, sáng hôm sau nhiều người mệt không ăn sáng có thói quen nhịn đói khiến cơ thể thêm mệt mỏi. Bữa ăn sáng sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc. Tốt nhất nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như phở, bún, cháo... có thể uống thêm cốc sữa 200 ml.
Ngoài các bữa ăn chính cũng nên ăn thêm những bữa phụ bằng các loại rau, trái cây hoặc bột, đường. Làm sao bảo đảm tối thiểu một ngày một người ăn đủ 300 g rau quả tươi. Buổi tối không nên ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, bột, đường vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu… Hằng ngày phải đảm bảo uống đủ từ 6 đến 8 ly nước (mỗi ly 200 ml)
Phố Ẩm Thực - http://www.phoamthuc.com
Theo Boldsky, cao huyết áp còn gọi tăng huyết áp, là căn bệnh phổ biến ở cả hai giới ở độ tuổi ngoài 50. Ở mỗi giới, căn bệnh này lại phát triển và hoạt động khác nhau. Dưới đây là những khác nhau cơ bản về huyết áp ở nam và nữ.
Cao huyết áp ở nam và nữ
Trước tuổi 50, nam giới dễ mắc huyết áp cao hơn cao so với phụ nữ. Tuy nhiên sau tuổi 55 tỷ lệ phụ nữ bị bệnh này cao hơn nam giới. Ở độ tuổi này, sự chênh lệch ở buồng trứng, nội tiết của tinh hoàn, nhiễm sắc thể giới tính là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Đàn ông trẻ bị cao huyết áp
Bệnh béo phì hoặc làm việc căng thẳng, lối sống không lành mạnh, tiêu thụ rượu quá nhiều là lý do tăng huyết áp ở nam giới dưới tuổi 45. Điều này liên quan đến các bệnh về tim mạch và tiểu đường.
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh
Tăng huyết áp không làm phiền phụ nữ cho đến khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh và sau khi mãn kinh. Bác sĩ cho biết thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ này chính là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Oestrogen
Phụ nữ trong độ tuổi 20 đến 40 tuổi thường không bị các bệnh về cao huyết áp và tim mạch do có sự bảo vệ của estrogen (hormone giới tính nữ).
Đàn ông 30 tuổi cũng bị huyết áp cao
Những người trẻ tuổi cho rằng huyết áp chỉ ảnh hưởng ở những năm tháng "hoàng hôn". Tuy nhiên đàn ông trẻ ở độ tuổi 30 và 40 cũng mắc bệnh mà không nhận ra. Đến tuổi 54, người đàn ông có nguy cơ tăng huyết áp hơn so với phụ nữ.
Thuốc tránh thai
Cũng giống như nam giới, phụ nữ bị tăng huyết áp do không hoạt động thể chất hoặc uống rượu quá nhiều. Đôi khi chế độ ăn nhiều muối, sử dụng thuốc tránh thai cũng khiến phụ nữ mắc bệnh. Phụ nữ thường xuyên uống thuốc tránh thai nên tích cực đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Tình trạng hôn nhân
Thông thường huyết áp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học và kinh tế - xã hội. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết ảnh hưởng về cao huyết áp là do tình trạng hôn nhân. Người đã kết hôn có nguy cơ cao huyết áp hơn người độc thân.
Mức độ stress
Một nghiên cứu mới chứng minh rằng đàn ông có vợ thì khả năng cao bị cao huyết áp tâm thu, với nữ giới thì không. Trái tim của người phụ nữ không bao giờ bị ảnh hưởng do mức độ căng thẳng khi đối diện với bạn đời.
Linh Nga
Gừng không chỉ là món gia vị bình thường mà còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư, chống viêm, cảm hàn rất tốt.
Củ gừng phòng chống ung thư (Ảnh minh họa).
Gừng phòng chống ung thư
Mới đây, Naturalnews cho hay, gừng có khả năng này bởi chúng có đặc tính chống viêm và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ. Đối với bệnh nhân ung thư, gừng cực kỳ tốt.
Để có thể ăn gừng, cách đơn giản nhất là thêm gừng vào các món ăn như súp, món xào, thịt hầm…. hoặc trà gừng. Nếu bạn không thích mùi vị của gừng, bạn có thể bổ sung bằng uống các viên nang có chiết xuất gừng.
Gừng giúp chống viêm, bởi các bệnh nhân ung thư thường phải điều trị chứng viêm mãn tính, một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển các tế bào ung thư.
Gừng còn có các hợp chất chống ôxy hóa giúp chống lại ung thư bằng cách giảm tổn thương mô ôxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Trong một nghiên cứu của Đại học bang Georgia (Mỹ), các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những con chuột và kết quả cho thấy, việc uống chiết xuất gừng thường xuyên có thể làm giảm kích thước của khối u tuyến tiền liệt tới 56%.
Có gần 17 nghiên cứu khác trên cả động vật và con người đều cho thấy, gừng không chỉ làm thu hẹp lại các khối u mà còn để ngăn ngừa và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.
Thông tin này nhanh chóng nhận được chia sẻ của rất nhiều bệnh nhân ung thư cũng như là giới bác sĩ. Chị Vũ Thị Tuyết trú tại Sóc Sơn, Hà Nội tâm sự, cách đây 3 năm chị Tuyết bị ung thư buồng trứng và phải điều trị hoá chất. Do tác dụng phụ của hoá chất, chị Tuyết bị nôn. Cứ ăn vào là nôn nên chị thường phải ăn kèm với gừng để chống nôn hoặc ngậm mứt gừng.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, chị Nguyễn Thị Thúy trú tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng cho hay, con chị cũng bị ung thư nguyên bào thần kinh. Cháu truyền hoá chất và bị nôn rất nhiều. Mẹ chị Thuý cũng thường lấy gừng để cho cháu uống nước gừng hoặc ngửi mùi gừng để cháu không còn nôn trớ.
Bác sĩ Đặng Thế Căn – Nguyên Phó Giám đốc Bv K Trung ương chia sẻ đây cũng là một thực phẩm tốt nên bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sử dụng thêm để hỗ trợ một phần nào đó.
Ngoài ra, bác sĩ Căn cho biết, các phương pháp chữa ung thư hiện nay được khoa học chứng minh là 4 phương pháp sau: Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và điều trị nhắm trúng đích. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh hoàn toàn có thể ăn các thức ăn mình thích và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất. Có thể sử dụng thêm các loại trái cây, cây thuốc nam như lá ngải, củ gừng, lá lô hội…
Gừng là vị thuốc quý
Lương Y Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết gừng có nhiều tác dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như chữa bệnh.
Gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, có tên là khương, dùng với tư cách là một vị thuốc.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.
Theo đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau.Thường dùng gồm: Để sống dùng - sinh khương, phơi khô - can khương, đem lùi - ổi khương...
Lương Y Vũ Quốc Trung cho biết, việc sử dụng gừng trong một vị thuốc hay làm gia vị thức ăn đều tốt. Đối với bệnh ung thư, gừng không thể chữa khỏi nhưng nhờ tính chống viêm và giải độc của nó thì với những người đang điều trị bệnh ung thư bằng hoá chất, xạ trị nó sẽ giúp phần nào thải độc, giúp ăn ngon miệng, giảm phong hàn.
Lương y Trung cho biết có nhiều bệnh nhân đã nói rằng họ coi gừng như một thức thuốc quý để họ có thể ăn ngon hơn, chống nôn trong điều trị ung thư vào điều này thực sự tốt.
Củ gừng không có tác dụng phụ hay chống chỉ định với ai nên bất cứ ai cũng có thể ăn được. Ngoài trong chữa trị, với tính năng của mình, mọi người có thể ăn củ gừng bình thường hàng ngày phòng tránh viêm nhiễm, cảm mạo.