Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác dụng của quả óc chó. Hiển thị tất cả bài đăng

Mang thai và làm mẹ là điều tuyệt vời nhất của phụ nữ. Chắc hẳn khi mang thai ai cũng sẽ tìm hiểu những loại thực phẩm nào tốt cho mẹ và con, giúp con phát triển khỏe mạnh. Rất nhiều những bài viết sẽ bỏ qua một loại thực phẩm xứng đáng ở vị trí số 1 đó chính là QỦA ÓC CHÓ. Quả óc chó với bà bầu có tác dụng như thế nào?

Qủa óc chó được mệnh danh là vua của các loại hạt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy quả óc chó là một nguồn cung cấp axit béo Omega 3 dồi dào, giúp thúc đẩy hoạt động tế bào não bộ. Quả óc chó giúp nâng cao trí não cho trẻ.

Tác dụng của quả óc chó với bà bầu

Có rất nhiều thực phẩm tốt cho bà bầu, nhưng tác dụng của quả óc chó với bà bầu đặc biệt như thế nào khiến quả óc chó được gọi là “siêu thực phẩm dành cho bà bầu”. Những tác dụng dưới đây của quả óc chó với bà bầu chắc hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy!

1. Axit béo Omega 3 cùng với protein trong quả óc chó gúp sáng mắt và phát triển trí não cho con bạn ngay từ trong bụng mẹ

2. Quả óc chó có khả năng làm giảm mức cholesterol trong máu và làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL), điều hoàn ổn định hàm lượng cholesterol tốt nhất trong quá trình mang thai.

3. Quả óc chó giúp cho mạch máu được khỏe hơn, thành mạch máu tốt hơn đồng thời thư giãn mạch máu, cân bằng khí huyết, phòng chống viêm, rạn mạch máu, huyết áp cao trong thời kì mang thai

4. Mang thai rất dễ gặp tình trạng máu lưu thông kém, các chất dinh dưỡng có trong quả óc chó như canxi, magie, kali, vitamin, B, chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa máu đông một cách hiệu quả, cải thiện hoạt động lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể.

5. Sử dụng quả óc chó giúp bạn bổ sung lượng lớn protein và chất xơ tạo cảm giác no, giúp bạn cảm giác no những lúc thèm ăn, kiểm soát cân nặng. Khi ăn quả óc chó sẽ cảm giác vị béo ngậy nhưng không hề làm bạn tăng cân.


6. Các chất chống oxy hóa trong quả óc chó gồm có vitamin E, Polyphenol, mangan, đồng… giúp phòng ngừa, tiêu diệt gốc tự do, cho cơ thể đề kháng, miễn dịch tốt hơn. Đặc biệt khi thời kì mang thai là lúc cơ thể rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, tác nhân xấu nhưng không được sử dụng thuốc để phòng tránh ảnh hướng xấu tới thai nhi. Những thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên như quả óc chó sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua.

7. Thời kì mang thai không chỉ sinh lý mà tâm lý phụ nữ cũng sẽ có những sự thay đổi. Họ dễ nóng giận, lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn. Rất nhiều người bị trầm cảm trong và sau thời kì mang thai vì không kiểm soát được tâm lý, tình trạng sức khỏe, tinh thần của mình. Một lần nữa tác dụng của quả óc chó với bà bầu sẽ giúp phòng tránh vấn đề này, giúp bà bầu thư giãn, vui vẻ hơn.

8. Một tác dụng nữa của quả óc chó với bà bầu đó là giúp điều chỉnh hàm lượng melatonin trong cơ thể. Đây chính là chất giúp điều khiển giấc ngủ. Khi mang thai, phụ nữ thường xuyên bị mất ngủ do những biến đổi trong cơ thể. Mất ngủ khiến họ mệt mỏi, không tốt cho cơ thể mẹ và con. Sử dụng quả óc chó mỗi ngày sẽ giúp bà bầu được ngủ ngon hơn, tinh thần tốt hơn.

9. Đối với thai nhi: canxi, các chất chống oxy hóa cùng nhiều hợp chất khác trong quả óc chó khi người mẹ sử dụng sẽ được truyền sang cơ thể con, giúp phát triển xương và collagen trong trẻ. Não bộ của trẻ được hình thành và phát triển tốt hơn, trí nhớ, nhận thức cũng được tăng cường, mắt trẻ cũng sẽ sáng hơn khi mẹ sử dụng quả óc chó. Đó là do hàm lượng axit béo Omega 3 và nhiều chất khác trong quả óc chó.

10. Quả óc chó còn giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, nhuận tràng và phòng ngừa táo bón

11. Nguồn vitamin E, vitamin B, chất chống oxy hóa, Omega 3 trong quả óc chó cũng giúp cho da bạn đẹp hơn, phòng ngừa các vết rạn da hoặc sự thay đổi nội tiết dẫn tới sạm da, nám da và đặc biệt là sẽ giúp giảm nguy cơ thừa cân.

Với những lợi ích như vậy, rất nhiều phụ nữ mang thai trên toàn thế giới đã sử dụng quả óc chó mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức khỏe mẹ con và giúp con phát triển tốt nhất!

Ở nhiều nước trên thế giới chủ yếu là các nước phát triển, quả óc chó phổ biến hơn, được mọi người biết về những tác dụng đối với sức khỏe. Và quả óc chó là một trong những món ăn thường được sử dụng. Cách ăn quả óc chó ở các nước này cũng rất đa dạng. Nếu bạn chưa biết cách ăn quả óc chó như thế nào thì có thể tham khảo bài viết sau.

Cách ăn quả óc chó đúng cách




Đây cũng chính là cách ăn quả óc chó cho bà bầu. Với số lượng quả óc chó như thế này sẽ đảm bảo giữ cho cảm giác của bạn về quả óc chó vẫn nguyên vẹn, không bị chán khi phải ăn nhiều. Đồng thời, với số lượng như trên đã bổ sung một lượng đủ các chất cần thiết với cơ thể trong quả óc chó. Khi sử dụng quá có thể sẽ làm dư thừa chất.

Nên ăn quả óc chó vào lúc nào?

Quả óc chó có thể được sử dụng làm một món ăn vặt, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giảm sự mệt mỏi và hỗ trợ giảm cân rất tốt. Bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào. Đặc biệt đối khi mang thai, hay khi đói thì có thể dùng quả óc chó làm một món ăn vặt thay vì các thực phẩm khác.

Bà bầu ăn quả óc chó còn rất tốt cho sức khỏe và thai nhi, giúp thai nhi phát triển tốt hơn, phòng ngừa nhiều vấn đề có nguy cơ mắc phải trong quá trình mang thai.

Hoặc với người muốn giảm cân, khi giảm cân bạn phải tuân theo một chế độ giảm cân nghiêm khắc, không ăn vặt, các chất gây béo phì, chất có ga, các loại snack, thức ăn ăn liền… Dường như việc cưỡng lại sức hút của đồ ăn là một điều khó khăn. Điều đó càng khó khăn hơn khi bạn không có thức ăn thay thế. Quả óc chó là một thực phẩm giúp bạn “giải trí”, “phân tâm” trước mùi thơm, sự hấp dẫn của những đồ ăn đầy chất béo. Quả óc chó không làm bạn tăng cân, mà thực sự cũng rất thơm ngon không kém.

Quả óc chó ăn như thế nào?

Có nhiều cách dùng quả óc chó. Ở Việt Nam, quả óc chó chưa được sử dụng đa dạng nhưng ở các nước như Mỹ, Nga, Ukraina… quả óc chó được sử dụng chế biến theo nhiều cách khác nhau từ nướng, làm bánh, trộn cùng salad cho tới làm sinh tố… rất nhiều món có thể chế biến từ quả óc chó.

Sau đây là một số cách sử dụng quả óc chó mà phoamthuc giới thiệu tới bạn:

Nướng quả óc chó

Bạn có thể để cả vỏ và nướng trong lò vi sóng hoặc chỉ nướng mình hạt quả óc chó để sử dụng luôn. Quả óc chó sẽ rất bùi, thơm, giòn đều, không sợ cháy và thời gian chế biến cũng sẽ nhanh hơn.

Làm salad với quả óc chó

Quả óc chó sau khi nướng, bạn băm nhỏ và trộn cùng với các loại rau củ quả trong món salad sẽ tạo thêm hương vị mới cho món salad, mùi thơm, béo và rất bùi.

Sinh tố quả óc chó

Rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc máy xay, một loại hoa quả mà bạn thích, cùng với quả óc chó (nên chọn loại hoa quả mà mùi vị khi kết hợp với quả óc chó sẽ hợp, có thể dùng chuối). Cho một lượng vừa đủ hoa quả và quả óc chó vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra cốc và cho thêm một hộp sữa chua vào. Trộn đều là ta đã được một ly sinh tố sữa chua kết hợp mùi thơm mát của sữa chua, hoa quả kèm theo mùi thơm béo của quả óc chó, vị ngậy, chua, mát… Đó là một ly sinh tố đầy dinh dưỡng và rất tuyệt vời.

Hi vọng với những chia sẻ của Phoamthuc.com bạn sẽ có thể chọn những sách ăn quả óc chó phù hợp với mình!

Liên hệ đặt mua quả óc chó tại Quả óc chó phoamthuc hoặc gọi tới số 0983.200.605 để có sản phẩm quả óc chó Mỹ cao cấp, được nhâp khẩu mùa mới nhất với mức giá cực kỳ ưu đãi nhé!

Loại nước này chứa các vitamin, khoáng chất, enzyme, chất chống oxy hóa và nguồn dinh dưỡng thực vật mà chẳng cốc cà phê nào có được.

Có lẽ cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo nhưng một ly nước sinh tố theo công thức dưới đây của chúng tôi không chỉ giúp bạn khỏe cả người mà còn tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện làn da nữa.

Dừng uống cà phê, đây mới là thứ giúp tỉnh táo và khỏe người

Điểm đặt biệt của thức uống này là cung cấp nguồn năng lượng dồi dào giúp bạn tỉnh táo và hoạt động suốt ngày dài mà không khiến chỉ số đường huyết của bạn đột nhiên tăng vọt sau khi dùng.

Thành phần nguyên liệu cần chuẩn bị:

+ 6 cọng cần tây.
+ 1 bó cải xoăn.
+ 2 bó rau mùi.
+ 4 quả táo xanh.
+ 1 trái chanh.
+ 1 lát miếng gừng mỏng (tùy theo sở thích).
+ 1 nhúm muối tinh thể Himalaya.

Hình ảnh về nguyên liệu để làm ly nước ép

Cách chế biến:
+ Bạn cắt cần tây thành từng miếng nhỏ.
+ Sau đó, cho lần lượt cần tây, cải xoăn, rau mùi, táo, chanh và gừng vào máy ép trái cây.
+ Thêm một chút muối biển để vị đậm hơn.

Hướng dẫn sử dụng:

+ Uống ngay sau khi xay hoặc giữ lạnh để dùng sau.
+ Thời gian gian bảo quản tối đa trong tủ lạnh là 2 ngày.

Sống khoẻ mỗi ngày cùng phoamthuc.com

Căn hộ 55m² có 2 phòng ngủ và một phòng khách - bếp tiện nghi này khiến ta không thể rời mắt bởi sự gọn gàng, tiện nghi đến từ những chiếc tủ đồ cỡ lớn được tích hợp ở tường nhà.
Thật khó tin rằng căn hộ 55m² trẻ trung và hiện đại này đã 60 năm tuổi. Thực tế để có diện mạo như hiện tại, nơi này vừa phải trải qua một cuộc đại tu với bàn tay phù thủy của đội ngũ thiết kế giỏi. Diện mạo mới của căn hộ là sự kết hợp tuyệt vời của 2 yếu tố cũ và mới, cổ điển và hiện đại. Thêm vào đó dù diện tích chỉ ở tầm trung nhưng sau khi cải tạo lại căn hộ này có đến 2 phòng ngủ và một phòng khách - bếp tuyệt đẹp và tiện nghi.


Một yếu tố nữa cần phải nhắc đến nữa trong căn hộ này chính là sự gọn gàng đến khó tin, dù ở bất cứ không gian nào. Bí quyết ở đây chính là việc các nhà thiết kế đã biến hầu hết các bức tường thành tủ đồ lưu trữ với cánh tủ phẳng và màu tủ trùng màu tường. Nhờ thiết kế thông minh này mà chủ nhân có thể thoải mái lưu trữ đồ mà căn hộ vẫn luôn ngăn nắp.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 8
Khu vực phòng khách, bếp được ưu tiên ở vị trí mặt tiền chính của căn hộ. Nhờ bức tường kính lớn, không gian này luôn sáng, rộng.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 1
Căn phòng không nhiều đồ đạc, nhưng món nào, món đồ đều rất chất, như chiếc bàn nước này chẳng hạn. Không chỉ nổi bật với màu xanh mà trục xoay ở giữa còn giúp nó có thể tùy biến trong việc đóng, mở.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 5
Không gian bếp nhỏ gọn và nhẹ nhàng với bàn bếp chữ I, chất liệu gỗ sáng màu.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 2
Việc sử dụng tủ bếp dạng ngăn ẩn có màu tủ trùng với màu tường cũng giúp khu vực nấu nướng gọn gàng hơn hẳn.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 10
Bàn ăn kiêm bồn rửa là giải pháp giúp căn hộ nhỏ có đủ chức năng mà không bị cồng kềnh, tốn diện tích.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 14
Chưa hết trong khu vực khách - ăn này còn có cả một góc làm việc tuy nhỏ nhưng xinh đẹp. Dù chỉ là một phần trong kệ tủ ốp tường nhưng nơi này trông rất hợp lý với màu xanh nền nã, truyền cảm hứng.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 12
Một lần nữa kiểu lưu trữ bằng tủ âm tường cánh phẳng đã giúp cho căn phòng đảm bảo được sự gọn gàng mà vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lưu trữ đồ đạc.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 9
Ban công nhỏ rất lý tưởng để thư giãn.
Hai phòng ngủ được bố trí đối diện nhau. Tuy diện tích nhỏ nhưng rất phòng cách, trong đó một phòng được trang trí theo lối tối giản với gam màu đen - trắng tô điểm thêm chút xanh dương nền nã ở kệ đầu giường. Phòng thứ hai thì ấm áp và ấm cúng với bức tường gạch mộc và hệ thống đèn sáng tạo. Chưa kể trong căn phòng này còn có hệ thống móc treo tùy chỉnh khá tiện dụng.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 11
2 phòng ngủ bố trí đối diện nhau nhưng mỗi phòng mang một phòng cách khác nhau.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 13
Điểm nhấn trong phòng ngủ đầu tiên là khối kệ đầu giường màu xanh lam lơ lửng.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 6
Dù nhỏ nhưng căn phòng có đầy đủ ánh sáng.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 3
Cũng như mọi không gian khác, tủ đồ trong phòng ngủ được thiết kế dạng âm tường.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 4
Phòng ngủ thứ 2 ấm cúng và vẫn trung thành theo phong cách thiết kế tiết kiệm diện tích.
Phòng tắm nhỏ được tăng diện tích bằng cách lắp cửa tủ gương làm gia tăng thêm chiều sâu cũng như khiến không gian như sáng hơn và lớn.
thiet-ke-noi-that-beldecor-vn canho58m2 3
Bel Decor - Making Different - Bringing Value

Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp còn sau 12 giờ thì ông Táo sẽ không nhận được lễ vật của gia chủ.

Cúng sau 12 giờ trưa 23 tháng Chạp thì Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật của gia chủ?

Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
Lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cũng khẳng định: "Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng".

Cô Nguyễn Thị Hà ( Nguyễn Khang - Hà Nội) cho biết: "Năm nào gia đình cô cũng làm lễ cúng ông Công, ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23/12 (tháng Chạp), có nhiều gia đình còn cúng trước 1 đến 2 ngày để ông Táo thảnh thơi về chầu trời chứ cúng sau 12 giờ thì e là ông Táo nhà mình sẽ không nhận được lễ vật."

Ý nghĩa tục phóng sinh cá ngày Tết ông Công ông Táo

1. Táo quân 

Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một ba vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Bị thần bếp đó chính là ba vị Táo Quân, vật biểu tượng là chính là chiếc kiềng ba chân tượng trưng cho 2 ông, 1 bà Táo Quân. Phong tục cúng ông Táo chính là một trong những phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.

2. Táo quân chầu trời báo cáo cả năm 

Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Về trời, các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều đã xảy ra năm vừa qua với gia chủ và gia đình. Chuyện hay chuyện dở, chuyện tốt và chuyện xấu đều sẽ được báo cáo lên trời. Chính vì thế mà người Việt sẽ tổ chức một lễ cúng Táo quân lên chầu trời.

3. Cá chép đưa ông Táo về trời 

Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.


Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời.
Ngoài ra phóng sinh ngày Tết ông Công ông Táo cũng mang ý nghĩa phóng sinh, là một phong tục cực kỳ ý nghĩ dịp Tết đến xuân về.

Phóng sinh cá chép cũng là thế hiện ước muốn năm mới nhiều hy vọng và niềm vui, sự từ bi, an lành trong năm mới.

4. Thả cá phóng sinh 

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, một bộ phận người dân không có ý thức khi phóng sinh cá chép đã để lại túi nilon ngay trên bờ hay tại ao hồ, gây ra mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy thật sự có ý thức khi thực hiện những phong tục cổ truyền để những phong tục này thực sự đẹp, ý nghĩa và mãi lưu truyền.
[phoamthuc.com st]

Bí quyết giúp củ kiệu muối trắng giòn

Để giúp giảm bớt vị hăng của củ kiệu, bạn nên ngâm kiệu ngay khi mới mua về. Để giúp kiệu trắng và giòn hơn bạn có thể ngâm kiệu trong các hỗn hợp dưới đây:

- Nước vo gạo: Bạn có thể ngâm kiệu trong vòng 1 ngày.
- Nước muối pha loãng: Hòa tan 1,5 lít nước với 5 muỗng cà phê muối và cho kiệu vào ngâm trong khoảng 30 phút. Bạn lưu ý là hỗn hợp này dùng để ngâm cho 1kg kiệu. Nếu bạn làm nhiều hơn thì có thể tăng tương ứng theo công thức trên nhé!

- Phèn chua: Bạn cần ngâm kiệu trong khoảng nửa ngày.
- Nước đá: Ngâm kiệu vào trong nước đa để giúp kiệu trắng giòn hơn.

Sau thời gian ngâm kiệu, bớt vớt kiệu ra, cắt bỏ rễ. Lúc này, bạn lưu ý không nên cắt quá sát làm phạm đến đầu kiệu vì sẽ làm kiệu bị mềm nhũn khi ngâm với nước đường và giấm.

Sau khi cắt, bạn đem kiệu phơi khoảng một ngày dưới nắng tốt để giúp kiệu giòn hơn khi muối.

Cuối cùng, bạn xóc đều kiệu trong đường và để trong hũ thủy tinh từ 1 – 2 tuần để đường lên men chua tự nhiên. Khi đó, kiệu sẽ có độ giòn, trong và có thể để được lâu mà không sợ bị chua do hóa rượu.

Cách muối cà pháo

Sau khi đã sơ chế nguyên liệu, đun sôi 1 lít nước với 1 thìa đường, 3 thìa muối, để nguội khoảng 30 độ C là vừa muối cà.

Rắc vào dưới đáy hũ thủy tinh đã hong khô một lớp muối mỏng và tỏi đập dập, xếp lớp cà lên trên, rải thêm vài lát ớt đỏ cho hũ cà thêm hấp dẫn và có vị cay nồng nhẹ, cứ làm thế cho đến hết.

Tiếp tục đổ dung dịch nước đã pha muối, đường ở trên sao cho ngập mặt cà. Cho một vài thìa muối, gừng thái chỉ, ớt thái lát lên trên. Lưu ý, không quậy tan lớp muối ở trên.

Dùng đĩa nhỏ hoặc túi ni lông đựng căng nước đè lên trên để cà không bị nổi khỏi mặt nước và để sau 2-3 ngày là ăn được.

Lưu ý, chỉ nên muối cà mỗi lần 1kg, ăn hết lại muối tiếp, không nên để cà quá lâu trong hũ nước, cà bị nổi váng trắng ăn rất độc hại.
[phoamthuc.com st]


Với những cách này bạn sẽ được thưởng thức lựu một cách nhanh nhất mà không phải tốn sức ngồi bóc từng hạt một nhé.

Cách làm nước ép lựu

Nguyên liệu:

Lựu.
1 con dao nhỏ, thìa, máy xay sinh tố, lưới lọc, một bát nước sôi để nguội.


Cách làm:

Dùng dao rạch vòng tròn xung quanh núm quả lựu.
Cắt bỏ phần vỏ lựu vừa rạch.
Dùng mũi dao chia quả lựu thành 3 phần theo lớp vỏ lụa trong ruột quả.
Dùng tay tách quả lựu theo những đường dao rạch và bóc bỏ lớp vỏ lụa.
Ngâm lựu vào một bát nước. Tách lấy hạt. Phần hạt lựu khi tách ra sẽ chìm xuống còn vỏ nhẹ sẽ nổi lên, bạn dễ dàng hớt bỏ phần vỏ.
Bạn cũng có thể dùng mũi dao để tách trực tiếp hạt lựu mà không cần ngâm vào nước.
Đổ hạt lựu ra rổ để ráo nước.
Cho hạt lựu vào máy xay sinh tố, xay nhỏ.
Đổ nước ép qua lưới lọc, dùng thìa ép cho ra hết nước và bỏ phần hạt là được.
Nước ép quả lựu có màu đỏ thẫm hoặc hồng nhạt rất đẹp mắt, vị ngọt mát, có tác dụng giải nhiệt và làm đẹp da.


me
[st]


Món tôm rang hàng ngày hôm nay được chế biến với công thức đặc biệt sử dụng nước cốt dừa béo ngọt trở nên lạ miệng hơn cho bữa cơm tối nóng sốt. Món tôm chiên nước cốt dừa được cả người lớn và trẻ em yêu thích nhé! Cùng Món ngon mỗi ngày thử thay đổi hương vị cho món tôm chiên thường ngày để bữa cơm thêm thú vị nào! Nguyên liệu làm tôm chiên nước cốt dừa: - 450g tôm tươi. - 1 bông cải xanh. - 225ml nước cốt dừa. - Dừa sấy. - 30g đường, 30ml sốt mayonnaise. - 100g bột chiên xù, 25g bột ngô. - Muối, tiêu, 5ml rượu nấu ăn.
Cách làm tôm chiên nước cốt dừa: Bước 1: Bóc vỏ tôm và lấy sạch chỉ lưng sau đó cho vào một ít muối, tiêu, rượu, để ướp trong 15 phút.
Bước 2: Bạn rửa sạch bông cải xanh rồi cắt thành nhiều phần nhỏ. Chần qua nước sôi trong khoảng 2 phút cho bông cải mềm.
Bước 3: Lăn tôm qua lớp vụn bánh mì và bột ngô rồi cho vào chảo dầu nóng chiên với lửa vừa trong khoảng 2-3 phút. Khi thấy lớp vỏ ngoài của tôm chuyển sang màu vàng thì vớt ra. Để tôm lên giấy thấm cho ráo dầu.
Bước 4: Cho nước cốt dừa và đường vào chảo khuấy đều tay trên lửa vừa cho đến khi đường tan hết.
Bước 5: Cuối cùng bạn cho thêm tôm và sốt mayonnaise vào chảo đảo nhẹ trong vài phút sao cho phần tôm ngấm nước sốt.
Vậy là món tôm chiên sốt dừa đã hoàn thành rồi. Bạn có thể trang trí đĩa tôm với bông cải xanh và rắc lên ít dừa sấy nhé!
Miếng tôm mềm mà giòn, ăn kèm với sốt nước cốt dừa thơm ngậy cùng bông cải xanh thì hấp dẫn lắm luôn! Chúc các mẹ thành công với món tôm chiên nước cốt dừa đặc biệt ngon ngon béo béo này nhé! Nguồn: skcd.com.vn

Các loại hạt tốt cho mẹ bầu phụ nữ mang thai nên ăn được liệt kê dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu có những bữa ăn vặt ngon miệng mà không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Các mẹ bầu có biết khi mang thai bạn sẽ thèm ăn vặt hơn bình thường không? Hãy cùng mecuti.vn điểm danh những loại hạt tuyệt vời để bữa ăn vặt hay bữa ăn chính đều có lợi nhé.

Hạt óc chó thúc đẩy quá trình tạo máu và hình thành tế bào thần kinh ở thai nhi

Hạt óc chó được mệnh danh là “hạt trường thọ”, “hạt muôn tuổi” bởi giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Trong nhân hạt óc chó có các nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể con người như kẽm, mangan, crôm.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng mỡ phốt pho có trong nhân quả óc chó rất tốt cho các tế bào thần kinh và đặc biệt thúc đẩy quá trình tạo máu.
Cũng như hạt mắc-ca, hạt óc chó có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.

Hạt lạc (hạt đậu phộng) giúp phát triển tư duy

Trong lạc có hơn 10 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, có một số loại axit amin giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy.

Bên cạnh đó, lớp vỏ mỏng màu hồng nhạt của hạt lạc có tác dụng bổ máu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn lạc trong thời gian mang thai, tuy nhiên chỉ nên luộc, nấu xôi, nấu cháo, không nên sử dụng dầu mỡ để chiên, xào trong quá trình chế biến.

Hạt hạnh nhân phòng ngừa táo bón khi mang thai

Thành phần dinh dưỡng của hạt hạnh nhân rất phong phú như protein, chất béo, đường, vitamin C, vitamin P, các loại vitamin B, folate, axit folic và omega 3… Vì thế, loại hạt này là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn giàu magie giúp giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.
Hạt hạnh nhân có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, phòng trừ bệnh tim mạch, trị ho bình suyễn, thông khí nhuận tràng. Vì vậy, mẹ bầu ăn hạt hạnh nhân không những tốt cho thai nhi mà còn phòng ngừa được táo bón thường gặp trong suốt thời gian mang thai.

Hạt mắc-ca cung cấp dưỡng chất cho não bộ

Hạt mắc-ca (macadamia) có nguồn gốc từ châu Úc, thoạt nhìn hơi giống quả nhãn nhưng vỏ ngoài rất cứng, dày ít nhất 3 mm và phải dùng dụng cụ chuyên dụng mới tách được vỏ hạt. Bù lại thì nhân hạt mắc-ca rất thơm, mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng.
Hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho… nên rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào não.

Hạt chia giàu omega 3

Loại hạt này có chứa hàm lượng cao các axit béo Omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Hạt bí ngô (hạt bí đỏ) giúp mẹ bầu tránh trầm cảm

Hạt bí không chỉ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu và nó cũng giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy thoải mái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn.

Hạt hướng dương phòng ngừa thiếu máu

Hạt hướng dương là loại hạt có hàm lượng protein lớn hơn so với các loại hạt khác mà nhiệt lượng tương đối thấp.
Không những thế, hạt hướng dương còn chứa vitamin E và loại axit có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp mẹ bầu an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, trong hạt hướng dương còn có nguyên tố sắt, kẽm, kali, magie giúp mẹ bầu đề phòng hiện tượng thiếu máu.
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đến chất lượng hạt hướng dương. Tuyệt đối không ăn hạt mốc, hạt ẩm hay tẩm ướp quá nhiều phụ gia.

Hạt dưa cung cấp chất đạm

Thành phần của hạt dưa có chứa protid, đây là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh. Hạt dưa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen… Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn thêm hạt dưa để thai nhi được bổ sung thêm dưỡng chất và khỏe mạnh.

Hạt sen chữa mất ngủ khi mang thai

Hạt sen vốn là một loại hạt có nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe. Trong hạt sen chứa nhiều canxi, đạm, photpho có tác dụng an thần. Loại hạt này đặc biệt có lợi với các mẹ hay bị mất ngủ trong khi thai nghén.

Hạt đậu cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

Các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự… là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé. Trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kali, kẽm, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha – linolenic… đều là những chất cần thiết cho mẹ và bé.

Hạt thì là giúp thai nhi phát triển xương

Hàm lượng chất sắt dồi dào trong hạt thìa là giúp đáp ứng nhu cầu chất sắt của thai phụ. Ăn hạt thìa là còn rất có lợi cho sự phát triển xương của em bé.
Các loại hạt tốt cho mẹ bầu phụ nữ mang thai nên ăn trên đây thật sự rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi, cung cấp dưỡng chất, giúp phòng ngừa thiếu máu, táo bón, trầm cảm… ở mẹ bầu, giúp thai nhi phát triển não bộ, xương, nội tạng… Do đó, các mẹ bầu hãy bổ sung chúng vào bữa ăn của mình nhé. mecuti.vn chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Cũng là thời điểm cho thai được hình thành tốt nhất nên các mẹ bầu thường xuyên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Vậy trong 3 tháng đầu thai kì các bà bầu nên ăn gì cho thai khỏe cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chế độ ăn như thế nào phù hợp. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai dưới đây nhé.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh các bà bầu cần phải biết - phần 1

Ăn như thế nào trong 3 tháng đầu mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.
Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh các bà bầu cần phải biết - phần 2
Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.
3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)

Nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
  • Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
  • Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
  • Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
  • Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai

Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…
Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Các thực phẩm có lợi, có hại theo quan niệm truyền thống – nên hay không nên?

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai nghén quan niệm phải ăn một số thực phẩm có lợi cho thai nghén (trứng ngỗng, cá chép, nước dừa…) hoặc không được ăn một số thực phẩm có hại cho thai nghén (rau ngót, măng, ốc…). Về bản chất, các thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định, nếu ăn ở mức điều độ thì đều có lợi cho cơ thể.
Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái, muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng….là những kinh nghiệm mà các bà bầu vẫn hay mách nhau.
Tuy nhiên thực ra trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt giá trị dinh dưỡng. Trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipit cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh các bà bầu cần phải biết - phần 3
Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Do đó, thay vì cố ăn trứng ngỗng một cách không thích thú mà giá lại đắt, các bà mẹ mang thai nên dùng trứng gà. Nếu có trứng ngỗng thì cũng chia nhỏ quả trứng ăn làm nhiều lần hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu, nhất là ở những bà mẹ có nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai. Cá chép là một trong những loài có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, món ăn từ cá chép sẽ rất bổ máu, ăn nhiều giúp mặt hồng hào, tuần hoàn tốt. Phụ nữ đang mang thai, ăn cá chép sẽ có tác dụng an thai. Trong cá chép chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như prortein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… có tác dụng bổ máu và giúp não bộ phaits triển khỏe khắn rất tốt cho bà mẹ đang mang thai. Đối với những bà mẹ mang thai hay mất ngủ, mệt mỏi thì dùng món ăn chế biến từ cá chép thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ, phục hồi cơ thể. Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều đạm và vitamin….có tác dụng an thai, chữa phù thũng khi mang thai. Canh cá chép nguyên vị đặc biệt tốt với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu. Tuy nhiên, quan niệm ăn cá chép thì đẻ con da trắng, môi đỏ hoặc sinh con gái là không có cơ sở khoa học. Nên lựa cá chép sông để nấu là ngon hơn cả vì cá sống trong môi trường tự nhiên. Cá chép nếu được nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm thì có khả năng nhiễm kim loại nặng vì chúng sống ở lớp bùn nên cần cẩn thận khi mua. Đặc biệt không nên ăn cá chép cả ruột vì có khả năng nhiễm độc và cũng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ ăn tăng thêm 10g đạm tương đương với 100g các chép tươi (tính cả xương), tổng lượng đạm một ngày cần khoảng 80g.
Một số bà mẹ mang thai cho rằng uống nước dừa nhiều sẽ đẻ con da trắng, nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho bà mẹ mang thai những tháng đầu. Tuy nhiên sau 3 tháng đầu bà mẹ mang thai có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ nữa. Lợi ích của nước dừa với bà mẹ mang thai: đó là một loại nước giải khát tốt, cung cấp nước và điện giải phù hợp cho cơ thể. Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này. Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch. Với tất cả những lợi ích kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng chỉ nên uống lấy nước của 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai không được ăn rau ngót vì rau ngót có tác dụng làm sạch ruột, như vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến sảy thai, do đó chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc là khi bị sảy, nạo thai.
Bà mẹ mang thai bình thường vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh, nhưng cần chọn loại tươi sạch.
Có rất nhiều bà mẹ mang thai tin và làm theo kinh nghiệm dân gian ấy trong thời kỳ mang thai. Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tác dụng gây sảy thai của rau ngót. Trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), vitamin C (185mg%). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g methionin; o,05g tryptophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin; 0,17g valin; 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin… Theo kinh nghiệm truyền miệng, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót nhau bằng cách uống nước rau ngót sống. Hái độ 40g lá rau ngót, rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước, chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chứng 15-20 phút nhau sẽ ra. Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy (không phải nước rau ngót giã sống). Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Nhiều người cho rằng phụ nữ khi mang thai thì không nên ăn nhiều ốc vì sau này khi sinh con sẽ có nhiều rớt rãi. Nhưng đây thực chất là một quan niệm không đúng.
Thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa một số bệnh nhữ phù thũng, bệnh gan, vàng da, thủy đậu, nhiễm khuẩn, trĩ…Tuy nhiên, những người hay rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét lâu không lành…nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc. Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như ốc hấp lá gừng, ốc nấu chuối đậu, nem ốc, hoặc canh ốc nấu chua là phương thuốc phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông. Trong quá trình mang thai, do cơ thể bà mẹ thiếu vi chất nói chung nên thường có cảm giác thèm ăn ốc. Ốc đặc biệt có chứa nhiều đạm và canxi nên là nguồn cung cấp chất đạm và canxi tốt cho bà mẹ.
Cần lưu ý ốc phải được rửa sạch và luộc chín kyxm vì ốc sống dưới các hồ, ao nên có nhiều loại sán sống ký sinh bên trong nó. Tốt nhất là nên ngâm nước gạo trước vài tiếng rồi rửa sạch và luộc chín rồi mới ăn để tránh sán từ ốc có thể vào cơ thể người cư trú ở đường phổi và gan, sinh ra các bệnh sán lá phổi, sán lá gan gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rất nhiều bà mẹ băn khoăn là không biết có được ăn măng tươi, măng khô khi mang thai không? Nhiều người nói rằng đó là sở thích của họ và có chị em còn nghén món ăn có măng như bún măng, canh măng…Trên thực tế, măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh ra acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộc độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà mẹ mang thai không nên ăn măng. Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bà mẹ ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng và nếu thèm thì chỉ nên 2 bữa với khoảng 200-300gam. Nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi, mở vung để độc tố bay ra, sau đó mới chế biến món ăn.
Hy vọng với thông tin dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh trên đây các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin quan trọng chăm sóc cho thai kì của mình. Ngoài ra, các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và bổ sung để có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất giúp mẹ bầu và thai nhi cùng khỏe mạnh, chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông.

Sau đây là những thực phẩm cụ thể mà khi sử dụng, nó có thể mang lại ảnh hưởng tích cực đến từng bộ phận trên thân thể bạn, theo Prafulla.
1. Tóc: Cá hồi, rau màu xanh, các loại đậu
2. Mắt: Lòng đỏ trứng, bắp vàng, cà rốt
3. Tim: Khoai tây nướng, các loại quả khô, cà chua
4. Phổi: Bông cải xanh, cải bắp, cải thìa
5. Ruột: Mận khô, sữa chua
6. Da: Cá hồi, trái việt quất, trà xanh

{St}

Để tránh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... ảnh hưởng đến con mẹ nên hạn chế dung nạp những thực phẩm không nên ăn khi mang thai dưới đây trong 3 ngày tết nhé!
Ngày tết được nghỉ ngơi thoải mái nhiều bà bầu thường có thói quen ngủ trễ, dậy muộn ăn uống thả ga, chơi cho thật đã, nhưng mẹ ơi đừng “thả phanh” quá nhé kẻo tết mất vui.
Các loại bánh mứt


Đây là thực phẩm không nên ăn khi mang thai. Tuy một số mứt được làm từ rau, củ, trái cây… nhưng khi ra thành phẩm đã mất gần như hết vitamin, thành phần còn lại chủ yếu là đường. Do vậy nếu mẹ ăn nhiều mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng cho cơ thể khiến mẹ lười ăn bữa chính, bữa phụ dẫn tới không đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Chưa kể mứt ngọt sẽ khiến mẹ tăng cân không kiểm soát gây ra các biến chứng xấu đối với sức khỏe.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, nhân thịt mỡ nên có hàm lượng dinh dưỡng khá cao do đó mẹ bầu chỉ nên ăn loại bánh này trong chừng mực, tránh ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu thậm chí tiêu chảy nếu mẹ ăn phải bánh để lâu, không được bảo quản cẩn thận, nổi mốc.
Tốt nhất nếu muốn mẹ nên ăn bánh chưng trong vòng 3 ngày kể từ khi ra lò, tránh ăn bánh chiên. Những bà bầu bị béo phì, cao huyết áp được xem là chống chỉ định với loại bánh này.
Các món dưa hành
Không chỉ ngày tết mà ngày thường bà bầu cũng được khuyến cáo không nên ăn dưa hành, các loại thực phẩm muối chua vì chứa nhiều muối nitrat, chất chua vừa không tốt cho dạ dày mẹ vừa ảnh hưởng đến trí não của bé mặc dù nó là món khoái khẩu của nhiều người trong dịp tết. Tuy vậy nếu thèm mẹ có thể ăn một chút ngày tết nhưng đừng ăn quá nhiều, quá thường xuyên nhé!
Mẹ nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa tuyệt đối không nên ăn nhé!
Các món chiên rán, nướng
Các món chiên rán cũng nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn khi mang thai bởi nó thường không nhiều chất dinh dưỡng, hơn nữa đầy dầu mỡ nếu bà bầu ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, tăng cân nhanh. Chưa kể, với những mẹ nghén nặng chúng cũng sẽ góp phần gia tăng cơn nghén của mẹ đấy!
Với món nướng, đã có nhiều cảnh báo về việc ăn nhiều thực phẩm nướng có thể gây ung thư. Theo đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ xấu cho sức khỏe, và khỏe mạnh du xuân mẹ bầu hãy hạn chế dung nạp các thực phẩm được chế biến bằng cách này vào cơ thể nhé.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thói quen trước giờ của nhiều người Việt thường trữ thực phẩm chế biến sẵn để ăn trong 3 ngày tết. Nhưng những thực phẩm này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Do đó, việc tuân thủ thói quen ăn uống khoa học, ăn những thực phẩm luôn tươi mới để đảm bảo sức khỏe vui xuân là điều mẹ bầu nên làm.
Bia, rượu, thức uống có ga
Không chỉ ngày tết, ngày thường mẹ bầu cũng nên nói không với các thức uống này. Thứ nhất chúng không chứa chất dinh dưỡng nào, ngược lại còn chứa nhiều chất gây hại cho thai nhi. Chưa kể uống nhiều nước ngọt mẹ còn có nguy cơ tiểu đường, chướng khí.
Chắc hẳn đọc đến đây nhiều mẹ bầu sẽ thốt lên rằng, ngày tết mà cái gì cũng kiêng cữ hết thì ăn cái gì, chơi cái gì, còn gì là tết nữa. Nhưng thiết nghĩ việc bà bầu thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống ngoài việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình còn cho con nữa. Mẹ có biết em bé trong bụng mẹ đang lớn từng ngày và những món mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con đấy! Do đó, hãy tránh những thực phẩm không nên ăn khi mang thai trên nhé, chịu khó chờ đến khi sinh xong mẹ có thể ăn thả ga 
Năm mới, chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có những ngày xuân thật vui vẻ, hạnh phúc nhé!

[st]
Được tạo bởi Blogger.