Hiển thị các bài đăng có nhãn Mẹ và bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Để tránh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... ảnh hưởng đến con mẹ nên hạn chế dung nạp những thực phẩm không nên ăn khi mang thai dưới đây trong 3 ngày tết nhé!
Ngày tết được nghỉ ngơi thoải mái nhiều bà bầu thường có thói quen ngủ trễ, dậy muộn ăn uống thả ga, chơi cho thật đã, nhưng mẹ ơi đừng “thả phanh” quá nhé kẻo tết mất vui.
Các loại bánh mứt


Đây là thực phẩm không nên ăn khi mang thai. Tuy một số mứt được làm từ rau, củ, trái cây… nhưng khi ra thành phẩm đã mất gần như hết vitamin, thành phần còn lại chủ yếu là đường. Do vậy nếu mẹ ăn nhiều mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng cho cơ thể khiến mẹ lười ăn bữa chính, bữa phụ dẫn tới không đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Chưa kể mứt ngọt sẽ khiến mẹ tăng cân không kiểm soát gây ra các biến chứng xấu đối với sức khỏe.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, nhân thịt mỡ nên có hàm lượng dinh dưỡng khá cao do đó mẹ bầu chỉ nên ăn loại bánh này trong chừng mực, tránh ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu thậm chí tiêu chảy nếu mẹ ăn phải bánh để lâu, không được bảo quản cẩn thận, nổi mốc.
Tốt nhất nếu muốn mẹ nên ăn bánh chưng trong vòng 3 ngày kể từ khi ra lò, tránh ăn bánh chiên. Những bà bầu bị béo phì, cao huyết áp được xem là chống chỉ định với loại bánh này.
Các món dưa hành
Không chỉ ngày tết mà ngày thường bà bầu cũng được khuyến cáo không nên ăn dưa hành, các loại thực phẩm muối chua vì chứa nhiều muối nitrat, chất chua vừa không tốt cho dạ dày mẹ vừa ảnh hưởng đến trí não của bé mặc dù nó là món khoái khẩu của nhiều người trong dịp tết. Tuy vậy nếu thèm mẹ có thể ăn một chút ngày tết nhưng đừng ăn quá nhiều, quá thường xuyên nhé!
Mẹ nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa tuyệt đối không nên ăn nhé!
Các món chiên rán, nướng
Các món chiên rán cũng nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn khi mang thai bởi nó thường không nhiều chất dinh dưỡng, hơn nữa đầy dầu mỡ nếu bà bầu ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, tăng cân nhanh. Chưa kể, với những mẹ nghén nặng chúng cũng sẽ góp phần gia tăng cơn nghén của mẹ đấy!
Với món nướng, đã có nhiều cảnh báo về việc ăn nhiều thực phẩm nướng có thể gây ung thư. Theo đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ xấu cho sức khỏe, và khỏe mạnh du xuân mẹ bầu hãy hạn chế dung nạp các thực phẩm được chế biến bằng cách này vào cơ thể nhé.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thói quen trước giờ của nhiều người Việt thường trữ thực phẩm chế biến sẵn để ăn trong 3 ngày tết. Nhưng những thực phẩm này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Do đó, việc tuân thủ thói quen ăn uống khoa học, ăn những thực phẩm luôn tươi mới để đảm bảo sức khỏe vui xuân là điều mẹ bầu nên làm.
Bia, rượu, thức uống có ga
Không chỉ ngày tết, ngày thường mẹ bầu cũng nên nói không với các thức uống này. Thứ nhất chúng không chứa chất dinh dưỡng nào, ngược lại còn chứa nhiều chất gây hại cho thai nhi. Chưa kể uống nhiều nước ngọt mẹ còn có nguy cơ tiểu đường, chướng khí.
Chắc hẳn đọc đến đây nhiều mẹ bầu sẽ thốt lên rằng, ngày tết mà cái gì cũng kiêng cữ hết thì ăn cái gì, chơi cái gì, còn gì là tết nữa. Nhưng thiết nghĩ việc bà bầu thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống ngoài việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình còn cho con nữa. Mẹ có biết em bé trong bụng mẹ đang lớn từng ngày và những món mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con đấy! Do đó, hãy tránh những thực phẩm không nên ăn khi mang thai trên nhé, chịu khó chờ đến khi sinh xong mẹ có thể ăn thả ga 
Năm mới, chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có những ngày xuân thật vui vẻ, hạnh phúc nhé!

[st]

Thực phẩm không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn mang lại khả năng phòng chống bệnh tật rất tốt, thậm chí không thua gì các loại thuốc đề kháng. Sau đây là những thực phẩm quý mà bạn nên sử dụng, vì nó mang lại khả năng sát khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể:

Hành tây:
Thuộc họ thực vật allium, cung cấp hương vị hăng và cay cho các món ăn. Chúng chứa nhiều chất flavonoid giúp kích thích sản xuất các chất chống ôxy hóa, do đó có đặc tính kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch mạnh mẽ.
Sữa chua:
Các kết quả nghiên cứu cho thấy probiotic, một loại vi khuẩn có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự xâm nhập của virus, được tìm thấy trong sữa chua. Dù nhiều loại thực phẩm khác cũng có probiotic nhưng sữa chua được coi là nguồn probiotic dồi dào nhất cho trẻ nhỏ.Một nghiên cứu của Trường Đại học Vienna (Áo) cho biết mỗi ngày trẻ ăn 1 hộp sữa chua có tác dụng tương đương với tiêm một ống thuốc tăng sức đề kháng
Chính vì vậy, các bà mẹ đừng quên cho con ăn sữa chua để phòng tránh dịch sởi. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn”: Trẻ ở độ tuổi 6-10 tháng là 50 g/ngày, 1-2 tuổi: 80 g/ngày, trên 2 tuổi: 100 g/ngày.
Hạt đu đủ: 
Các loại axít béo có trong hạt đu đủ được cho là giúp cơ thể phòng chống ung thư. Hạt đu đủ cũng giúp loại bỏ khỏi cơ thể các loại ký sinh trùng đường ruột nhờ hàm lượng enzyme cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt đu đủ cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ ở hệ tiêu hóa và đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt E.coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn. Chúng ta có thể ăn hạt đu đủ thô với mục đích chữa bệnh hoặc chế biến thành món ăn bằng cách làm khô và nghiền, dùng thay cho hạt tiêu.
Yến mạch:
Chứa beta-glucan, một loại sợi có khả năng kháng khuẩn và chống ôxy hóa. Khi động vật ăn hợp chất này, chúng ít có khả năng bị cúm, bệnh Herpes và nhiều bệnh lây nhiễm khác. Yến mạch không những có khả năng tăng cường hệ miễn dịch mà còn có thể giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng tốt hơn. Bà mẹ nên cho trẻ ăn yến mạch khoảng 3 lần/tuần xen kẽ với ăn cơm và các loại thực phẩm tinh bột khác.
Tỏi:
Chứa rất nhiều allicin, một chất giúp chống nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Các nhà nghiên cứu Anh đã cho 146 người sử dụng tỏi và các thực phẩm chiết xuất từ tỏi trong 12 tuần, nhận thấy những người này rất ít nguy cơ bị lây nhiễm cúm hay cảm lạnh. Cho trẻ ăn 1 tép tỏi mỗi ngày xào cùng thịt bò, heo hay gà có thể giúp tăng sức đề kháng.
Canh thịt gà:
Chất cysteine axít amin sản sinh từ thịt gà nấu canh có tác dụng ngăn chặn sự di cư của các tế bào viêm. Bổ sung gia vị tự nhiên như hành và tỏi vào món canh gà, súp gà cho trẻ có thể giúp tăng sức mạnh hệ miễn dịch của bé.
Atisô: 
Chứa hợp chất thực vật chống ôxy hóa gọi là axít caffeoylquinic, được sử dụng để điều trị rối loạn hoạt động gan nhờ khả năng kích thích dòng chảy của mật. Dòng chảy này được điều hòa sẽ giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, góp phần làm sạch các chất gây viêm cho cơ thể có trong thức ăn nhiều dầu mỡ.
Súp lơ xanh:
Là một trong những loại rau họ cải, được biết đến nhờ đặc tính chống ôxy hóa mạnh mẽ. Khoa học đã chỉ ra rằng một chế độ ăn giàu các loại rau xanh họ cải sẽ làm giảm nguy cơ ung thư. Các loại rau họ cải khác bao gồm bắp cải, cải bruxen, cải xoăn…
Trái bơ:
Cung cấp các axít đơn không no tốt cho tim và glutathione, một hợp chất có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu các chất béo trong ruột dẫn đến quá trình ôxy hóa. Ngoài ra, chúng cũng giúp làm sạch các độc tố tích tụ tại gan, giúp tăng cường chức năng gan trong cơ thể.
Củ cải đường:
Chứa betalain, một sắc tố thực vật khiến củ cải đường có màu đỏ đậm, có đặc tính chống viêm và diệt nấm mạnh mẽ. Betalain thúc đẩy quá trình cấu trúc tế bào, giúp sửa chữa và tái tạo các cơ quan, đặc biệt là gan – trung tâm thải độc chính của cơ thể.
Rễ cây bồ công anh:
Hoạt động như một thuốc lợi tiểu bằng cách tăng sản xuất nước tiểu, từ đó giúp lọc máu và đào thải độc tố. Ngoài ra, các nhà khoa học đang nghiên cứu một chất chiết xuất từ rễ bồ công anh có khả năng khiến các tế bào ung thư máu “tự chết”.
Cây thì là:
Giàu vitamin và các chất chống viêm. Thì là có chứa hóa chất giúp kích hoạt các glutathione – một chất chống ôxy hóa trong gan có thể vô hiệu hóa các gốc tự do. Thì là còn rất giàu vitamin C và chất kháng sinh vô cùng cần thiết đối với cơ thể. Thì là cũng là một thực phẩm giàu chất xơ nhưng ít calo, rất lý tưởng cho quá trình làm sạch bên trong các cơ quan cơ thể.
Theo BS Hoàng Tuấn Linh (Người lao động)

Nếu bạn đang điều trị ung thư, việc duy trì một chế độ ăn uống tích cực và lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ nhiều cho việc điều trị và mang lại hi vọng phục hồi nhanh chóng hơn. Sau đây là bốn loại thức ăn có thể giúp bạn làm điều đó:
Rau họ cải

Các loại rau cải chứa rất nhiều beta – carotene , lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất và các sinh tố C, E, K. Glucosinolate cũng có nhiều trong loại rau này. Đó là những khoáng chất có chứa lưu huỳnh, mang lại mùi thơm, vị cay, đắng cho rau cải. Qua việc tiêu hóa, các hợp chất tạo ra sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của ung thư trong các nghiên cứu trên chuột. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã thấy được những kết quả đầy hứa hẹn trong việc phòng chống ung thư bằng rau họ cải. Những loại rau thuộc họ này: cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải, củ cải xanh, cải ngựa, cải xoong, wasabi…
Nghệ
Nghệ có thành phần chính là curcumin, được công nhận là có khả năng làm giảm viêm, làm chậm sự phát triển và vô hiệu hóa tế bào ung thư, cũng như giúp cơ thể loại trừ các tế bào ung thư đã bị đột biến, ngăn chặn nó lây lan khắp cơ thể. Chất curcumin trong nghệ cũng làm ngăn chặn việc các tế bào ung thư tự cung cấp máu cho chính nó.
Có nhiều bằng chứng cho thấy trà xanh có thể tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả. Trà xanh có tác nhân sinh học nhằm thay đổi sự trao đổi chất của tế bào ung thư, làm ngăn chặn sự phát triển, nhân rộng và khả năng sống sót của tế bào ung thư.
Cá các loại
Khi bệnh nhân được xác định ung thư, tỉ lệ sống sốt của họ được chứng minh là nhiều hơn nếu họ có mức vitamin D cao hơn bình thường. Bệnh nhân ung thư có nồng độ vitamin D cao hơn có khả năng thuyên giảm, hoặc sống lâu hơn bệnh nhân thiếu loại vitamin này, theo một nghiên cứu gần đây. Bạn có thể bổ sung vitamin D qua việc tiếp xúc với ánh mặt trời, qua các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá – nhất là cá hồi.
 theo perseuspci.com

Nững ý tưởng DIY giúp làm gọn gàng và tiết kiệm không gian của tủ quần áo, phụ kiện. Tất cả những loại đinh, móc trong bài các chị có thể tìm mua ở chợ Dân Sinh nhé.

Chỉ với vài chiếc móc tròn, móc vào 1 chiếc mắc áo bình thường hoặc móc chữ s (móc màn), đinh dấu hỏi là các chị đã có thể ứng dụng để treo những phụ kiện linh tinh như nón, khăn choàng, thắt lưng rồi.






Những ngăn kéo sẽ gọn gàng hơn nếu xếp dọc áo phông như cách trong hình. Nhớ là khi gấp quần áo, mặt phần nổi bật của áo phông sẽ được xếp trên cùng để dễ nhận diện nhé. Một ngăn kéo đầy ắp như vầy mà khi sắp xếp theo cách này chỉ còn chiếm 2/3 tủ thôi đó.

Mình sẽ sử dụng cả mặt trong của cánh tủ để chứa phụ kiện và trang sức nữa nhé. Vậy khi các chị mở tủ chọn quần áo cũng sẽ nhanh chóng thấy được ngay món trang sức, phụ kiện nào ton sur ton với trang phục. Đến lúc cho anh xã nhà mình trổ tài rồi đó. 


Đơn giản chỉ cần 1 chiếc mắc áo để treo kính mắt, trông nhà cũng đỡ bừa hơn rồi đúng không?

Một khung tranh cũ có thể trở thành vật "trưng bày" những cặp kính mắt chỉ bằng vài cọng cước hoặc ruy băng, dây chừng bản nhỏ tùy ý. Để những chiếc kính mắt không chùng xuống sát nhau, các chị chỉ cần thắt nút giữa khoảng cách chiếc kính này với chiếc kính kia là ổn.


Bố cũng muốn được treo các loại phụ kiện đàn ông như thắt lưng, cà-vạt, nón, vớ trong khung tranh nữa nè.

Với những đôi bốt cổ cao, các chị hãy dùng móc quần jeans loại có 2 kẹp nhựa 2 bên để treo. Nhớ là hãy chọn loại kẹp nhựa hoặc chất liệu khác nhưng phần đầu kẹp phải bằng nhựa, nếu không sẽ làm hư mặt da, nhung của bốt.


Do không đủ diện tích, những đôi dép xỏ ngón, xăng-đan thường bị buộc phải xếp chồng lên nhau trong tủ giày gây trầy, tróc những chi tiết trang trí trên quai. Để khắc phục tình trạng này, các chị hãy móc chúng vào 2 bên móc áo rồi treo trong tủ quần áo cho gọn và không sợ bị lạc mất 1 trong 2 chiếc nữa. Móc áo trẻ em nhé, vì dùng móc thường thì 2 chiếc dép sẽ cách xa nhau và mất cân đối lắm.


Hoặc có thể tận dụng khung đựng hồ sơ cũ để đựng các đôi dép xỏ ngon, xăng-đan, giày lười.

Chỉ sử dụng những chiếc móc khoén của lon nước ngọt xỏ vào mắc áo, các chị sẽ treo được gấp đôi số quần áo hiện tại.

Ớt đã trở thành gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn hàng ngày cho những ai yêu thích vị cay. Ớt còn là vị thuốc tuyệt vời chữa nhiều bệnh như rụng tóc, đau khớp, hỗ trợ giảm cân, tăng sức đề kháng. Ớt cũng có thể tô điểm cho không gian thêm đẹp mắt nhờ màu sắc xanh tươi của lá, đỏ, vàng đáng yêu nổi bật của quả. Và sẽ không có gì khó khi bạn bỏ ra chút thời gian rảnh rỗi, thêm sự quyết tâm để có được thành quả như mong muốn.




Ớt dùng làm gia vị cho bữa ăn hàng ngày.


Ớt giúp góc nhỏ trong nhà trở nên xinh xắn hơn.

Có thể nói, ớt là loại thực vật dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Đặc biệt, ớt là loại cây có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện nhiệt độ thích hợp, từ 20-30 độ C. Bạn trồng ớt và sẽ được thu hoạch sau 2 tháng đối với ớt chuông, sau 3-4 tháng đối với ớt sừng, ớt chỉ thiên, ớt Mexico... 


Ớt chuông cho ra quả sau 8 tuần, ớt quả dài cho ra quả sau 12 tuần.

Với hầu hết các giống ớt, khi trồng, bạn cũng cần thực hiện một số bước chính: chuẩn bị hạt giống, chuẩn bị đất trồng và cách chăm sóc ớt trong một thời gian dài.

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng và hạt giống 
Đầu tiên, bạn nên chọn một loại ớt mà bạn yêu thích. Có nhiều tiêu chí để lựa chọn, nếu trồng thiên về trang trí nhà cửa, bạn nên chọn ớt chuông, ớt ngọt. Nếu trồng làm gia vị cho bữa ăn, bạn nên chọn ớt sừng, ớt chỉ thiên, chỉ địa, ớt Mexico... 
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng ớt cần chọn loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa. Đất được dọn sạch cỏ, thấm nước và thoát nước tốt. Đất sau khi được lựa chọn, bạn có thể bón lót thêm vôi, phân NPK với một lượng vừa phải. Bạn hãy mua 1 lượng phân nhỏ, bón lúc chuẩn bị trồng, bón sau khi ớt được 20-25 ngày, tiếp tục bón khi đã đậu trái. 
Chọn hạt giống
Bạn nên lưu ý đến 2 phương án. Một là mua hạt giống ở cửa hàng, hạt giống ở đây đã được chọn lọc kỹ, cây ớt được trồng sau này sẽ ít mầm bệnh và cho năng suất cao. Hai là tự lấy hạt từ quả, chọn những quả ớt chín đều, cầm chắc tay, nhiều hạt đều nhau.



Ngâm hạt giống


Hạt ớt được ngâm trong nước, 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ khoảng 50 độ C) sẽ đẩy nhanh sự phát triển. Có thể bỏ hạt vào cốc nước và ngâm trong 2-8 tiếng. Một mẹo nhỏ khi chọn hạt từ quả ớt, đó là sử dụng trà hoa cúc để khử trùng hạt. Nếu không có trà hoa cúc, bạn có thể thêm 2 muỗng Hydrogen Peroxide (nước oxy già) vào cốc nước ấm để khử trùng hạt giống. Việc làm này giúp cây mọc lên tốt nhanh hơn, khỏe hơn và cho ra nhiều trái hơn.

Bước 2: Gieo hạt và chăm sóc

Bạn có thể sử dụng chiếc khay gieo hạt chuyên nghiệp có nhiều ô nhỏ, hoặc cắt khay từ việc tận dụng hộp nhựa, đục lỗ thoát nước phía dưới, cho đất vào và gieo hạt. 


Gieo hạt, chăm chỉ tưới nước và cho thoát nước mỗi ngày để hạt nhanh nảy mầm.


Trợ giúp ánh sáng


Ánh sáng ấm áp của đèn điện sẽ trợ giúp phần nào cho sự phát triển của hạt ớt thành mầm cây được tốt hơn, nhất là trong những ngày thiếu ánh nắng mặt trời. Hãy đảm bảo khoảng cách giữa bóng đèn đến khay trồng để hạt giống vừa đủ ánh sáng, vừa đủ nhiệt độ cho cây phát triển.

Chiếu ánh sáng giữ ấm và độ ẩm cho hạt...


... đến khi hạt nảy mầm.

Khi cây ớt cao từ 10-15cm, bạn hãy chọn những cây khỏe mạnh nhất để tách ra, trồng trong chậu mà bạn đã chuẩn bị sẵn đất. Bạn có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng, để cây dần thích nghi với khí hậu bên ngoài. Hãy bắt đầu từ việc đặt cây con ra ngoài ánh sáng khoảng vài giờ một ngày, tăng dần lên qua các ngày sau để cây có thời gian thích ứng để phát triển tốt nhất. 

Tỉa nhánh

Khi cây ớt cao lên khoảng 20cm, bạn hãy tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng, đồng thời giúp gốc được thông thoáng. 



Không nên trồng ớt quá dày, ảnh hưởng đến sự phát triển phân tán nhánh về sau.


Tiếp tục tưới nước, kiểm tra độ ẩm phù hợp cho ớt hàng ngày, lưu ý nếu trồng trong một chậu có kích thước tròn, bạn chỉ nên trồng 1 cây ở chậu bé, 2-3 cây ở chậu lớn. Đối với chậu có kích thước dài, nên đảm bảo khoảng cách 20 - 30cm, để cây ớt nhà bạn sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 



Khoảng cách trồng ớt từ 20 - 30cm

Tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây, nhổ cỏ dại, chăm chỉ bắt sâu cho cây, xới đất vun gốc, bón phân trung bình mỗi tháng 1 lần.


Bắt sâu hại cây và bón phân đúng thời điểm

Bước 3: Thu hoạch và chăm sóc
Nếu bạn chăm sóc tốt, khoảng 2 tháng sau khi trồng ớt sẽ ra hoa. Hoa ớt nhỏ nhỏ xinh xinh giúp cây trông nổi bật và dễ thương khi được đặt ngay ban công hay trước thềm nhà. Nếu trồng ớt với mục đích lấy quả, bạn hãy quan tâm đến việc bón thêm phân, tự tay thụ phấn cho hoa để cây ớt nhà mình sai quả hơn.


Ớt bắt đầu ra nụ


Ớt nở hoa


Đậu trái


Từ những trái ớt xanh


Chuyển thành trái chín cũng mất từ 20 - 30 ngày


Bón phân và thụ phấn giúp ớt sai quả hơn

Đến tháng thứ 3 sẽ ra đợt quả đầu tiên. Nếu bạn muốn có những trái ớt chín, bạn cần kiên nhẫn chăm sóc thêm 20-30 ngày nữa. Cây ớt thường có thời gian sinh trưởng và phát triển dài nên không tránh được sâu hại, bệnh hại. Nếu cây ớt nhà bạn trồng có biểu hiện sâu ăn lá, cây bị héo úa, quả tróc, khô, hãy đến các cửa hàng bán thuốc trừ sâu để tham khảo ý kiến và phòng trừ bệnh kịp thời cho cây.


Đặt ớt vào chậu cảnh để có được sản phẩm thiên nhiên đẹp ấn tượng ngay trong nhà mình


Giống ớt tròn tạo vẻ đẹp nổi bật cho khung cửa sổ khi kết trái



Ớt trồng sử dụng cho bữa ăn hàng ngày vẫn tươi tốt và làm đẹp ngôi nhà của bạn


Cây ớt chi chít quả nhờ sự chăm sóc hàng ngày của bạn

Thường thì cây ớt sẽ được gia chủ chăm sóc vừa dùng quả làm gia vị cho các bữa ăn, vừa dùng cây làm cảnh trong nhà. Vì thế, hãy chăm sóc cho cây ớt phát triển ở điều kiện tốt nhất, để vừa ăn vừa ngắm mỗi ngày bạn nhé.
(Nguồn ảnh: Growing Chillies, Out of My Seed)
Được tạo bởi Blogger.