Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Là một thức uống giàu dinh dưỡng, sữa trong tủ lạnh nhà bạn còn có những lợi ích không ngờ..
Thậm chí nếu sữa bị chua và hỏng, bạn vẫn có thể dùng nó vào những việc có ích ! 

1. Làm cá bớt tanh



Sau khi để đông cá, bạn có thể cho cá vào trong một bát sữa để rã đông. Cá sẽ bớt tanh và có mùi vị thơm ngon hơn.

2. Tắm bằng sữa

112801sua201215-2

Bạn không cần đến spa mà có thể làm cho mình một bồn tắm sữa tại nhà ít tốn kém với công thức ½ hoặc 1/3 sữa và nước ấm. Làn da của bạn sẽ cảm ơn sữa nhiều.

3. Côn trùng cắn

112810sua201215-3

Hỗn hợp sữa, muối và nước có thể làm bớt ửng đỏ và làm dịu những vết côn trùng cắn khó chịu.

4. Mờ vết mực trên quần áo

112822sua201215-4

Bạn có thể ngâm quần áo dính mực vào trong dung dịch với sữa và nước cốt chanh qua đêm, sau đó sáng ra giặt thì vết bẩn sẽ mau trôi hơn ! 

5. Làm sáng bóng giày da (và các sản phẩm da)

112831sua201215-5

Bạn muốn đánh nhanh giày mà không có sáp? Nhúng một miếng giẻ vào trong sữa và sau đó chà trên bề mặt da. Nhớ dùng sữa không đường nhé.

6. Tăng hương vị cho bắp

112840sua201215-6

Hãy thử luộc bắp kiểu mới xem sao ? Cho một ít sữa vào nước trước khi luộc và xem hương vị của bắp ngọt ngào và đậm đà thêm thế nào.

7. Sữa chua đừng vứt đi

112848sua201215-7

Bạn có sữa quá hạn? Đừng vứt đi! Hãy ngâm đồ bạc vào trong sữa bị chua sau đó rửa lại bằng nước xà bông ấm. Cuối cùng lau sạch với khăn mềm, đồ bạc sẽ sáng bóng hơn.

8. Lau chùi nội thất

112931sua201215-8

Cũng như giày, các bề mặt trong nhà có thể được làm sạch bằng hỗn hợp sữa và nước cốt chanh. 

9. Làm dịu da khi bị phỏng nắng

112941sua201215-9

Khi bị bỏng nắng, da rất rát và nhạy cảm. Hãy dùng một hỗn hợp sữa và nước, thấm vào một miếng khăn sau đó đặt lên vùng da bị cháy nắng.

Theo VOH Online 

Với cách làm phở xào thịt bò đơn giản mà ngon này, bạn có thể chuẩn bị bữa sáng hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức!
Nguyên liệu:
Bánh phở tươi
Thịt bò
Rau cải ngọt, hành tây, hành lá, mùi, cà chua, tỏi, tiêu
Thực hiện:
1

Rau cải ngọt rửa sạch, để ráo nước, xắt nhỏ vừa ăn.

2


Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp với chút hạt nêm, tiêu, dầu ăn, gừng, tỏi băm nhỏ chừng 20-30 phút cho ngấm. Bạn có thể ướp thịt bò qua đêm, sáng hôm sau lấy ra xào sẽ thơm và ngấm gia vị hơn.

3

Cà chua băm nhỏ, hành tây thái múi cau mỏng, hành lá, mùi thái nhỏ.

4

Đun sôi nước, cho rau vào chần sơ rồi để ra rổ, xối nước lạnh vào rau, vẩy sạch nước rồi để ráo. Việc xối rau qua nước lạnh giúp rau giữ được màu xanh đẹp mắt.

5

Phở bạn trộn thêm vào 2 thìa canh bột mì, rũ cho sợi phở tơi ra. Muốn xào phở được giòn thì bạn xào nhiều dầu trên lửa lớn. Chiên phở vàng 1 mặt thì lật tiếp mặt phở còn lại. Thêm vào ½ thìa cà phê mắm hoặc nước tương, đảo đều rồi cho phở ra đĩa lớn.

6

Phi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào tái khoảng chừng 1 phút rồi để riêng thịt bò ra đĩa.



Dùng chảo vừa xào thịt bò cho tiếp hành tây vào xào chừng 2-3 phút rồi cho cà chua vào xào cùng thêm 2-3 phút nữa. Trút thịt bò vào đảo đều khoảng 30 giây.



Cho rau cải vào đảo đều chừng 1 phút, nêm nếm cho vừa ăn. Trút hỗn hợp rau và thịt bò lên trên phở, rưới nước xào ngấm đều phở hoặc nếu thích phở ngấm hơn thì bạn cho phở vào đảo cùng chừng 1 phút nữa thì tắt bếp, dọn phở xào thịt bò ra đĩa ăn kèm tương ớt và vài lát chanh.

Món phở đã quá quen thuộc với người Việt Nam và phở xào thịt bò không nằm ngoài danh sách những món ăn dễ làm mà dễ ăn của người Việt. Bạn có thể tự tay chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình với cách làm phở xào thịt bò ngon không kém ngoài hàng chỉ với 30 phút chuẩn bị nguyên liệu từ tối hôm trước và 15 phút chế biến thôi nhé. Rất nhanh lại đảm bảo vệ sinh.



Bánh phở giòn dai, không bở kết hợp với rau xanh giòn mát, hành tây ngọt lịm, thịt bò thơm phức mùi tiêu, tỏi rất hấp dẫn. Bữa sáng của bạn sẽ ngon hơn khi dùng một tách trà sau khi thưởng thức một đĩa phở xào thịt bò để cân bằng lại nếu như món ăn này quá ngấy với bạn. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm phở xào thịt bò này nhé!

Theo AFamily

Vị béo của phô mai làm mất hẳn mùi tanh, khiến tôm trở nên ngon ngọt hơn và đó chính là lý do vì sao bạn nên thử ngay món tôm bọc phô mai này!
Nguyên liệu:
- 10 con tôm sú 

- 1 bát nhỏ phô mai bào sợi 
- 1 bát nhỏ vụn bánh mì 
- 1 bát nhỏ bột mì 
- 1 quả trứng gà 
- Muối, tiêu
Thực hiện:
1

- Tôm sú rửa sạch, lột vỏ, chừa đuôi. Dùng cây tăm vít phần chỉ đen ra bỏ.
- Lau khô từng con tôm, rắc chút muối, tiêu.

2

- Cho vụn bánh mì vào khay nướng trong khoảng 5 phút, mở lò ở 180 độ C.
- Trộn vụn bánh mì đã nướng giòn với phô mai bào sợi.

3

Trứng gà đánh tan.

4

Lăn từng con tôm qua bột, kế đến nhúng vào trứng gà, cuối cùng lăn đều trong hỗn hợp vụn bánh mì và phô mai bào vụn.

5

Đặt lên khay nướng 180 độ C trong khoảng 3-4 phút là tôm chín.

Món tôm bọc phô mai ăn kèm với xốt chua ngọt hoặc tương ớt khá là ngon.
Thêm một cách mới để chế biến món tôm thật ngon và lạ miệng. Tôm và phô mai là hai nguyên liệu dường như rất hợp nhau, vị béo của phô mai làm mất hẳn mùi tanh, khiến tôm trở nên ngon ngọt hơn và đó chính là lý do vì sao bạn nên thử ngay món tôm bọc phô mai này để làm món khai vị trong những bữa ăn cuối tuần cùng gia đình, hay đơn giản chỉ là thêm một món ăn mới lạ để dụ các bé ăn được nhiều hơn!

Hành muối là một món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mân cỗ vào dịp Tết cổ truyền của người Việt.Tết này hãy chuẩn chị cho gia đình bạn một hũ hành muối vừa ngon, vừa trắng, ăn lại không hăng cho gia đình ăn chống ngán ngày Tết với quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng và nhiều dầu mỡ nhé.
Đặc biệt cách muối Dưa Hành chuẩn vị Tết không làm khó các bà nội trợ đây nhé. Bắt tay vào làm cách muối dưa hành ngon chuẩn để chuẩn bị đón Tết nhé!


Nguyên liệu muối dưa hành
- Hành củ: 500g (chọn hành tím vị sẽ ngon và giòn hơn)
- Muối: 100g
- Nước 300ml
- 2 quả ớt thái sợi dọc

Cách muối dưa hành chuẩn vị Tết
- Hành củ lựa chọn sơ bộ: chọn củ hành không quá to để tránh bị xốp để khi muối không bị úng nước mất vị giòn và thơm của món dưa hành.

- Hành chọn xong bạn bóc vỏ sạch, gần tới lớp vỏ màu trắng và cắt rễ. 

Lưu ý: không cắt rễ hành quá sâu vào phần thịt hành vì sẽ làm cho hành dễ bị úng nước và giảm bớt mùi thơm của hành.

Bóc vỏ và cắt rễ hành xong thì banh đem ngâm với nước vo gạo, nước vôi trong, nước tro bếp hay nước pha phèn chua có thêm chút muối cho độ mặn vừa phải, măn mẳn nhằm làm cho hành trắng, giòn hơn và bớt hăng. Bạn ngâm ít nhất khoảng 1 giờ.Hành vớt ra để ráo nước sau đó mới muối

- Sau khi ngâm hành xong bạn đổ nước ngâm đi và rửa lại bằng nước muối pha loãng cho sạch rồi để ráo nước mới cho vào hũ muối.

- Khi cho vào hũ muối thì chưa cho nước vào cùng mà chỉ cho hành và muối vào trước (rắc muối với hành, cứ một lớp hành một lớp muối) và cho ớt thái sợi vào tạo chút vị cay đậm đà khoảng 1 giờ rồi sau đó mới cho nước vào.

Chú ý không nên cho quá nhiều nước vào hũ hành nhé. Vì trong quá trình muối thì hành còn ra nước nữa nhé.

- Sau một thời gian (khoảng 1 tuần) trút bỏ nước muối mặn chát thôi ra trong lọ, đem hành ra rửa sơ và pha nước muối mới loãng hơn đổ vào lọ. Cách làm cầu kỳ này giúp hành trắng, giòn và ít bị úng nước, quá chua.

Hoặc nếu thích bạn cũng có thể muối dưa hành lên bằng cách:

Đun sôi nước, pha muối theo một tỷ lệ nhất định (thường mỗi lít nước khoảng 50g muối), chút đường trắng, nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc dấm. Nếu có mía thì không cần đường. Để nước nguội bớt, âm ấm bớt trước khi muối hành.

- Mía róc vỏ chẻ khẩu nhỏ xếp lót xuống đáy lọ thủy tinh hay vại sành, sau đó xếp hành củ vào lọ.

Đổ nước muối đã pha lên ngập nguyên liệu trong lọ rồi dùng vỉ tre gài chặt, dùng vật nặng nén lại như muối các loại dưa khác.

Chúc các bạn thành công với cách muối dưa hành này nhé!

Mỗi lần em gọt bưởi cho cả nhà thường rất mất nhiều thời gian, từ khi về nhà chồng thì được mẹ chồng chỉ cho cách gọt bưởi hay, em cũng tìm được clip để mọi người dễ xem nữa, mọi người tham khảo nhé 


Ông bà ngày xưa thường đánh giá người con gái có khéo hay không qua việc gọt bưởi, nếu gọt bưởi không phạm vào thịt thì được xem là ngoan hiền, khéo léo. Nhưng ngày này nếu cứ phải cẩn thận như thể thì lâu lắm ạ, mẹ chồng em chỉ cách này thì em thấy vừa nhanh lại gọn nữa.
- Đầu tiên mọi người gọt hai đầu bưởi, phạm vào một chút múi bưởi cũng không sao.
- Tiếp đến rạch một đường dọc quả bưởi, chạm một tí vào thịt cũng được ạ.
- Sau đó dùng tay bóc phần vỏ xanh và cơm dừa trắng ra, ta sẽ được phần múi bưởi.
- Mọi người cắt đôi quả bưởi rồi cắt đi phần nhân trắng ở giữa.
- Cuối cùng chỉ cần tách múi bưởi ra là xong, em thấy vô cùng tiện lợi luôn đấy ạ 

Đối với bưởi bị khô do bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, mọi người ngâm với nước từ 3 - 5 là có thể tách múi bưởi ra được như bình thường rồi đấy.
Mọi người xem thử clip nhé.



115


214

35


Ở nhiều nước trên thế giới chủ yếu là các nước phát triển, quả óc chó phổ biến hơn, được mọi người biết về những tác dụng đối với sức khỏe. Và quả óc chó là một trong những món ăn thường được sử dụng. Cách ăn quả óc chó ở các nước này cũng rất đa dạng. Nếu bạn chưa biết cách ăn quả óc chó như thế nào thì có thể tham khảo bài viết sau.

Cách ăn quả óc chó đúng cách




Đây cũng chính là cách ăn quả óc chó cho bà bầu. Với số lượng quả óc chó như thế này sẽ đảm bảo giữ cho cảm giác của bạn về quả óc chó vẫn nguyên vẹn, không bị chán khi phải ăn nhiều. Đồng thời, với số lượng như trên đã bổ sung một lượng đủ các chất cần thiết với cơ thể trong quả óc chó. Khi sử dụng quá có thể sẽ làm dư thừa chất.

Nên ăn quả óc chó vào lúc nào?

Quả óc chó có thể được sử dụng làm một món ăn vặt, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giảm sự mệt mỏi và hỗ trợ giảm cân rất tốt. Bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào. Đặc biệt đối khi mang thai, hay khi đói thì có thể dùng quả óc chó làm một món ăn vặt thay vì các thực phẩm khác.

Bà bầu ăn quả óc chó còn rất tốt cho sức khỏe và thai nhi, giúp thai nhi phát triển tốt hơn, phòng ngừa nhiều vấn đề có nguy cơ mắc phải trong quá trình mang thai.

Hoặc với người muốn giảm cân, khi giảm cân bạn phải tuân theo một chế độ giảm cân nghiêm khắc, không ăn vặt, các chất gây béo phì, chất có ga, các loại snack, thức ăn ăn liền… Dường như việc cưỡng lại sức hút của đồ ăn là một điều khó khăn. Điều đó càng khó khăn hơn khi bạn không có thức ăn thay thế. Quả óc chó là một thực phẩm giúp bạn “giải trí”, “phân tâm” trước mùi thơm, sự hấp dẫn của những đồ ăn đầy chất béo. Quả óc chó không làm bạn tăng cân, mà thực sự cũng rất thơm ngon không kém.

Quả óc chó ăn như thế nào?

Có nhiều cách dùng quả óc chó. Ở Việt Nam, quả óc chó chưa được sử dụng đa dạng nhưng ở các nước như Mỹ, Nga, Ukraina… quả óc chó được sử dụng chế biến theo nhiều cách khác nhau từ nướng, làm bánh, trộn cùng salad cho tới làm sinh tố… rất nhiều món có thể chế biến từ quả óc chó.

Sau đây là một số cách sử dụng quả óc chó mà phoamthuc giới thiệu tới bạn:

Nướng quả óc chó

Bạn có thể để cả vỏ và nướng trong lò vi sóng hoặc chỉ nướng mình hạt quả óc chó để sử dụng luôn. Quả óc chó sẽ rất bùi, thơm, giòn đều, không sợ cháy và thời gian chế biến cũng sẽ nhanh hơn.

Làm salad với quả óc chó

Quả óc chó sau khi nướng, bạn băm nhỏ và trộn cùng với các loại rau củ quả trong món salad sẽ tạo thêm hương vị mới cho món salad, mùi thơm, béo và rất bùi.

Sinh tố quả óc chó

Rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc máy xay, một loại hoa quả mà bạn thích, cùng với quả óc chó (nên chọn loại hoa quả mà mùi vị khi kết hợp với quả óc chó sẽ hợp, có thể dùng chuối). Cho một lượng vừa đủ hoa quả và quả óc chó vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra cốc và cho thêm một hộp sữa chua vào. Trộn đều là ta đã được một ly sinh tố sữa chua kết hợp mùi thơm mát của sữa chua, hoa quả kèm theo mùi thơm béo của quả óc chó, vị ngậy, chua, mát… Đó là một ly sinh tố đầy dinh dưỡng và rất tuyệt vời.

Hi vọng với những chia sẻ của Phoamthuc.com bạn sẽ có thể chọn những sách ăn quả óc chó phù hợp với mình!

Liên hệ đặt mua quả óc chó tại Quả óc chó phoamthuc hoặc gọi tới số 0983.200.605 để có sản phẩm quả óc chó Mỹ cao cấp, được nhâp khẩu mùa mới nhất với mức giá cực kỳ ưu đãi nhé!

Từ lâu, đã có rất nhiều báo cáo khoa học công bố rằng đậu nành không tốt cho sức khỏe, nhưng thật ngạc nhiên khi hầu hết người dân châu Á đều tin sái cổ rằng đây là thực phẩm thượng hạng.
Trong khi đường bị lên án là thực phẩm nguy hại gây sâu răng, béo phì, tim mạch, ung thư... thì ở bên kia chiến tuyến, thậm chí cả giới chuyên môn cũng không hay biết đến sự nguy hại của đậu nành.

Một số bác sĩ còn khuyên bệnh nhân thêm nhiều đậu nành vào khẩu phần ăn để chữa trị triệu chứng tắc kinh. Một số khác không hề biết rằng đậu nành được phân loại vào dạng thực phẩm chứa hợp chất goitrogens kìm hãm hoạt động của tuyến giáp.

Đã có ít nhất 170 nghiên cứu khẳng định đậu nành chính là "kẻ thù giấu mặt" của sức khỏe, và chỉ cần đọc qua 9 nghiên cứu dưới đây bạn đã thấy rùng mình.

Nguy hiểm số 1: 

Một nghiên cứu vào năm 1991 cho thấy chỉ cần ăn 2 thìa canh đậu nành ngâm (hoạc rang) mỗi ngày trong vòng 3 tháng, một người khỏe mạnh có thể mắc bệnh tuyến giáp với các triệu chứng khó ở, táo bón, buồn ngủ và bướu cổ (tạp chí Nippon Naibunpi Gakkai Zasshi, Nhật Bản).

Ăn nhiều đậu nành mỗi ngày có thể gây bướu cổ. 

Nguy hiểm số 2:

6 phụ nữ tiền mãn kinh với chu kì kinh nguyệt bình thường đã ăn 45mg tinh chất mầm đậu nành (isoflavone) mỗi ngày. Khẩu phần này chỉ tương đương 240-480ml sữa đậu nành hay 45g bột đậu nành. Sau 1 tháng, tất cả những phụ nữ này đều bị trễ kinh với những triệu chứng tương tự như khi dùng thuốc tamoxifen (một loại kháng estrogen chuyên dùng cho phụ nữ bị ung thư vú). (American Journal of Clinical Nutrition 1994).

Nguy hiểm số 3:

Hấp thụ estrogen có trong đậu nành sẽ gây cản trở hoạt động của tuyến nội tiết, tương tự như khi phụ nữ bị ung thư vú dùng thuốc tamoxifen (Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine 1995).

Nguy hiểm số 4:

Việc hấp thụ estrogen từ đậu nành sẽ kích thích các tế bào ở vú, là nguyên nhân gây ung thư vú. Tác hại của nó không khác gì bị phơi nhiễm với thuốc trừ sâu (Environmental Health Perspectives 1997).

Estrogen từ đậu nành có thể gây ung thư vú. 

Nguy hiểm số 5:

Nếu một người bị ung thư vú mà tiếp tục ăn thực phẩm đậu nành, thì 2 loại hoạt chất mầm đậu nành là genistein và daidzein sẽ càng làm bệnh trầm trọng thêm (Annals of Pharmacotherapy 2001).

Nguy hiểm số 6:

Không được ăn đậu nành khi bạn đang mang thai. Các nghiên cứu cho thấy thai nhi nam tiếp xúc với phytoestrogen đậu nành có khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt trong tương lai (Prostate 1994).

Nguy hiểm số 7:

Các bé gái không nên ăn đậu nành vì genistein có thể gây dậy thì sớm (Toxicol Sci 1999).

Nguy hiểm số 8:

Đậu nành có thể khiến nam giới mất dần cơ bắp. Một nghiên cứu trên 12 nam giới trưởng thành cho thấy hàm lượng testosterone trong cơ thể họ đã giảm 19% chỉ trong vòng 28 ngày ăn 56g bột protein đậu nành (Prev 2007).

Nguy hiểm số 9:

Đừng cho trẻ nhỏ ăn đậu nành. Bé gái mới sinh nếu tiếp xúc miệng trực tiếp với genisin trong đậu nành sẽ bị tổn thương hệ cơ quan sinh sản (chu kì dậy thì bất thường, giảm khả năng sinh sản, cơ quan sinh sản phát triển chậm, chậm mở cửa mình...)(Environmental Health Perspective 2009).

Chỉ nên dùng một lượng nhỏ đậu tương lên men

Đậu tương lên men (tương) là một sản phẩm truyền thống rất phổ biến ở châu Á nhưng chỉ thích hợp với người có tuyến giáp khỏe mạnh. Nghĩa là chỉ có tương miso, tương nén tempeh, tương sổi natto... là được làm từ sốt đậu nành lên men truyền thống. Bên cạnh đó, nếu thỉnh thoảng bạn muốn rắc vài hạt đậu nành nguyên trái vào món salad hay ăn một vài miếng đậu phụ trong món súp miso thì cũng không thành vấn đề. Nhưng đừng đưa đậu nành vào thực đơn hàng ngày của bạn.

Nếu bạn có bệnh về tuyến giáp, hãy tránh xa đậu nành dưới bất kì hình thức nào (sữa đậu nành, dầu đậu nành...).
 [phoamthuc.com st]

Bí quyết giúp củ kiệu muối trắng giòn

Để giúp giảm bớt vị hăng của củ kiệu, bạn nên ngâm kiệu ngay khi mới mua về. Để giúp kiệu trắng và giòn hơn bạn có thể ngâm kiệu trong các hỗn hợp dưới đây:

- Nước vo gạo: Bạn có thể ngâm kiệu trong vòng 1 ngày.
- Nước muối pha loãng: Hòa tan 1,5 lít nước với 5 muỗng cà phê muối và cho kiệu vào ngâm trong khoảng 30 phút. Bạn lưu ý là hỗn hợp này dùng để ngâm cho 1kg kiệu. Nếu bạn làm nhiều hơn thì có thể tăng tương ứng theo công thức trên nhé!

- Phèn chua: Bạn cần ngâm kiệu trong khoảng nửa ngày.
- Nước đá: Ngâm kiệu vào trong nước đa để giúp kiệu trắng giòn hơn.

Sau thời gian ngâm kiệu, bớt vớt kiệu ra, cắt bỏ rễ. Lúc này, bạn lưu ý không nên cắt quá sát làm phạm đến đầu kiệu vì sẽ làm kiệu bị mềm nhũn khi ngâm với nước đường và giấm.

Sau khi cắt, bạn đem kiệu phơi khoảng một ngày dưới nắng tốt để giúp kiệu giòn hơn khi muối.

Cuối cùng, bạn xóc đều kiệu trong đường và để trong hũ thủy tinh từ 1 – 2 tuần để đường lên men chua tự nhiên. Khi đó, kiệu sẽ có độ giòn, trong và có thể để được lâu mà không sợ bị chua do hóa rượu.

Cách muối cà pháo

Sau khi đã sơ chế nguyên liệu, đun sôi 1 lít nước với 1 thìa đường, 3 thìa muối, để nguội khoảng 30 độ C là vừa muối cà.

Rắc vào dưới đáy hũ thủy tinh đã hong khô một lớp muối mỏng và tỏi đập dập, xếp lớp cà lên trên, rải thêm vài lát ớt đỏ cho hũ cà thêm hấp dẫn và có vị cay nồng nhẹ, cứ làm thế cho đến hết.

Tiếp tục đổ dung dịch nước đã pha muối, đường ở trên sao cho ngập mặt cà. Cho một vài thìa muối, gừng thái chỉ, ớt thái lát lên trên. Lưu ý, không quậy tan lớp muối ở trên.

Dùng đĩa nhỏ hoặc túi ni lông đựng căng nước đè lên trên để cà không bị nổi khỏi mặt nước và để sau 2-3 ngày là ăn được.

Lưu ý, chỉ nên muối cà mỗi lần 1kg, ăn hết lại muối tiếp, không nên để cà quá lâu trong hũ nước, cà bị nổi váng trắng ăn rất độc hại.
[phoamthuc.com st]


Với những cách này bạn sẽ được thưởng thức lựu một cách nhanh nhất mà không phải tốn sức ngồi bóc từng hạt một nhé.

Cách làm nước ép lựu

Nguyên liệu:

Lựu.
1 con dao nhỏ, thìa, máy xay sinh tố, lưới lọc, một bát nước sôi để nguội.


Cách làm:

Dùng dao rạch vòng tròn xung quanh núm quả lựu.
Cắt bỏ phần vỏ lựu vừa rạch.
Dùng mũi dao chia quả lựu thành 3 phần theo lớp vỏ lụa trong ruột quả.
Dùng tay tách quả lựu theo những đường dao rạch và bóc bỏ lớp vỏ lụa.
Ngâm lựu vào một bát nước. Tách lấy hạt. Phần hạt lựu khi tách ra sẽ chìm xuống còn vỏ nhẹ sẽ nổi lên, bạn dễ dàng hớt bỏ phần vỏ.
Bạn cũng có thể dùng mũi dao để tách trực tiếp hạt lựu mà không cần ngâm vào nước.
Đổ hạt lựu ra rổ để ráo nước.
Cho hạt lựu vào máy xay sinh tố, xay nhỏ.
Đổ nước ép qua lưới lọc, dùng thìa ép cho ra hết nước và bỏ phần hạt là được.
Nước ép quả lựu có màu đỏ thẫm hoặc hồng nhạt rất đẹp mắt, vị ngọt mát, có tác dụng giải nhiệt và làm đẹp da.


me
[st]


Món tôm rang hàng ngày hôm nay được chế biến với công thức đặc biệt sử dụng nước cốt dừa béo ngọt trở nên lạ miệng hơn cho bữa cơm tối nóng sốt. Món tôm chiên nước cốt dừa được cả người lớn và trẻ em yêu thích nhé! Cùng Món ngon mỗi ngày thử thay đổi hương vị cho món tôm chiên thường ngày để bữa cơm thêm thú vị nào! Nguyên liệu làm tôm chiên nước cốt dừa: - 450g tôm tươi. - 1 bông cải xanh. - 225ml nước cốt dừa. - Dừa sấy. - 30g đường, 30ml sốt mayonnaise. - 100g bột chiên xù, 25g bột ngô. - Muối, tiêu, 5ml rượu nấu ăn.
Cách làm tôm chiên nước cốt dừa: Bước 1: Bóc vỏ tôm và lấy sạch chỉ lưng sau đó cho vào một ít muối, tiêu, rượu, để ướp trong 15 phút.
Bước 2: Bạn rửa sạch bông cải xanh rồi cắt thành nhiều phần nhỏ. Chần qua nước sôi trong khoảng 2 phút cho bông cải mềm.
Bước 3: Lăn tôm qua lớp vụn bánh mì và bột ngô rồi cho vào chảo dầu nóng chiên với lửa vừa trong khoảng 2-3 phút. Khi thấy lớp vỏ ngoài của tôm chuyển sang màu vàng thì vớt ra. Để tôm lên giấy thấm cho ráo dầu.
Bước 4: Cho nước cốt dừa và đường vào chảo khuấy đều tay trên lửa vừa cho đến khi đường tan hết.
Bước 5: Cuối cùng bạn cho thêm tôm và sốt mayonnaise vào chảo đảo nhẹ trong vài phút sao cho phần tôm ngấm nước sốt.
Vậy là món tôm chiên sốt dừa đã hoàn thành rồi. Bạn có thể trang trí đĩa tôm với bông cải xanh và rắc lên ít dừa sấy nhé!
Miếng tôm mềm mà giòn, ăn kèm với sốt nước cốt dừa thơm ngậy cùng bông cải xanh thì hấp dẫn lắm luôn! Chúc các mẹ thành công với món tôm chiên nước cốt dừa đặc biệt ngon ngon béo béo này nhé! Nguồn: skcd.com.vn

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Cũng là thời điểm cho thai được hình thành tốt nhất nên các mẹ bầu thường xuyên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Vậy trong 3 tháng đầu thai kì các bà bầu nên ăn gì cho thai khỏe cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chế độ ăn như thế nào phù hợp. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai dưới đây nhé.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh các bà bầu cần phải biết - phần 1

Ăn như thế nào trong 3 tháng đầu mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.
Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh các bà bầu cần phải biết - phần 2
Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.
3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)

Nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…
Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:
  • Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
  • Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
  • Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.
  • Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai

Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…
Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Các thực phẩm có lợi, có hại theo quan niệm truyền thống – nên hay không nên?

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai nghén quan niệm phải ăn một số thực phẩm có lợi cho thai nghén (trứng ngỗng, cá chép, nước dừa…) hoặc không được ăn một số thực phẩm có hại cho thai nghén (rau ngót, măng, ốc…). Về bản chất, các thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định, nếu ăn ở mức điều độ thì đều có lợi cho cơ thể.
Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái, muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng….là những kinh nghiệm mà các bà bầu vẫn hay mách nhau.
Tuy nhiên thực ra trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và còn kém trứng gà về mặt giá trị dinh dưỡng. Trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà một chút (trứng ngỗng 13,5%, trứng gà 12,5%) nhưng đổi lại lượng lipit cao hơn (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin của trứng ngỗng cũng thua trứng gà. Đặc biệt vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.
Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh các bà bầu cần phải biết - phần 3
Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác. Do đó, thay vì cố ăn trứng ngỗng một cách không thích thú mà giá lại đắt, các bà mẹ mang thai nên dùng trứng gà. Nếu có trứng ngỗng thì cũng chia nhỏ quả trứng ăn làm nhiều lần hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein, tránh quá tải cho thận và tăng cholesterol máu, nhất là ở những bà mẹ có nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai. Cá chép là một trong những loài có chất lượng thịt ngon, ăn ngọt, vị thơm. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, món ăn từ cá chép sẽ rất bổ máu, ăn nhiều giúp mặt hồng hào, tuần hoàn tốt. Phụ nữ đang mang thai, ăn cá chép sẽ có tác dụng an thai. Trong cá chép chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như prortein, mỡ, vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… có tác dụng bổ máu và giúp não bộ phaits triển khỏe khắn rất tốt cho bà mẹ đang mang thai. Đối với những bà mẹ mang thai hay mất ngủ, mệt mỏi thì dùng món ăn chế biến từ cá chép thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ, phục hồi cơ thể. Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều đạm và vitamin….có tác dụng an thai, chữa phù thũng khi mang thai. Canh cá chép nguyên vị đặc biệt tốt với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu. Tuy nhiên, quan niệm ăn cá chép thì đẻ con da trắng, môi đỏ hoặc sinh con gái là không có cơ sở khoa học. Nên lựa cá chép sông để nấu là ngon hơn cả vì cá sống trong môi trường tự nhiên. Cá chép nếu được nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm thì có khả năng nhiễm kim loại nặng vì chúng sống ở lớp bùn nên cần cẩn thận khi mua. Đặc biệt không nên ăn cá chép cả ruột vì có khả năng nhiễm độc và cũng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chỉ ăn tăng thêm 10g đạm tương đương với 100g các chép tươi (tính cả xương), tổng lượng đạm một ngày cần khoảng 80g.
Một số bà mẹ mang thai cho rằng uống nước dừa nhiều sẽ đẻ con da trắng, nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho bà mẹ mang thai những tháng đầu. Tuy nhiên sau 3 tháng đầu bà mẹ mang thai có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ nữa. Lợi ích của nước dừa với bà mẹ mang thai: đó là một loại nước giải khát tốt, cung cấp nước và điện giải phù hợp cho cơ thể. Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này. Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch. Với tất cả những lợi ích kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng chỉ nên uống lấy nước của 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai không được ăn rau ngót vì rau ngót có tác dụng làm sạch ruột, như vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến sảy thai, do đó chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc là khi bị sảy, nạo thai.
Bà mẹ mang thai bình thường vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh, nhưng cần chọn loại tươi sạch.
Có rất nhiều bà mẹ mang thai tin và làm theo kinh nghiệm dân gian ấy trong thời kỳ mang thai. Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tác dụng gây sảy thai của rau ngót. Trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), vitamin C (185mg%). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g methionin; o,05g tryptophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin; 0,17g valin; 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin… Theo kinh nghiệm truyền miệng, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót nhau bằng cách uống nước rau ngót sống. Hái độ 40g lá rau ngót, rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước, chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chứng 15-20 phút nhau sẽ ra. Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy (không phải nước rau ngót giã sống). Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Nhiều người cho rằng phụ nữ khi mang thai thì không nên ăn nhiều ốc vì sau này khi sinh con sẽ có nhiều rớt rãi. Nhưng đây thực chất là một quan niệm không đúng.
Thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa một số bệnh nhữ phù thũng, bệnh gan, vàng da, thủy đậu, nhiễm khuẩn, trĩ…Tuy nhiên, những người hay rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét lâu không lành…nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc. Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như ốc hấp lá gừng, ốc nấu chuối đậu, nem ốc, hoặc canh ốc nấu chua là phương thuốc phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông. Trong quá trình mang thai, do cơ thể bà mẹ thiếu vi chất nói chung nên thường có cảm giác thèm ăn ốc. Ốc đặc biệt có chứa nhiều đạm và canxi nên là nguồn cung cấp chất đạm và canxi tốt cho bà mẹ.
Cần lưu ý ốc phải được rửa sạch và luộc chín kyxm vì ốc sống dưới các hồ, ao nên có nhiều loại sán sống ký sinh bên trong nó. Tốt nhất là nên ngâm nước gạo trước vài tiếng rồi rửa sạch và luộc chín rồi mới ăn để tránh sán từ ốc có thể vào cơ thể người cư trú ở đường phổi và gan, sinh ra các bệnh sán lá phổi, sán lá gan gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rất nhiều bà mẹ băn khoăn là không biết có được ăn măng tươi, măng khô khi mang thai không? Nhiều người nói rằng đó là sở thích của họ và có chị em còn nghén món ăn có măng như bún măng, canh măng…Trên thực tế, măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh ra acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộc độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Chính vì vậy, nhiều người khuyên bà mẹ mang thai không nên ăn măng. Tuy nhiên, vấn đề trên chỉ xảy ra nếu bà mẹ ăn với mức độ quá nhiều và thường xuyên. Lời khuyên là phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn măng và nếu thèm thì chỉ nên 2 bữa với khoảng 200-300gam. Nên tự mua măng tươi về chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh. Cách chế biến măng tươi giảm độc tố là cho măng vào nồi luộc sôi kỹ 2-3 lần. Trong khi sôi, mở vung để độc tố bay ra, sau đó mới chế biến món ăn.
Hy vọng với thông tin dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì để thai khỏe mạnh trên đây các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều thông tin quan trọng chăm sóc cho thai kì của mình. Ngoài ra, các bạn nên đến các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và bổ sung để có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo nhất giúp mẹ bầu và thai nhi cùng khỏe mạnh, chúc các mẹ bầu mẹ tròn con vuông.

Sau đây là những thực phẩm cụ thể mà khi sử dụng, nó có thể mang lại ảnh hưởng tích cực đến từng bộ phận trên thân thể bạn, theo Prafulla.
1. Tóc: Cá hồi, rau màu xanh, các loại đậu
2. Mắt: Lòng đỏ trứng, bắp vàng, cà rốt
3. Tim: Khoai tây nướng, các loại quả khô, cà chua
4. Phổi: Bông cải xanh, cải bắp, cải thìa
5. Ruột: Mận khô, sữa chua
6. Da: Cá hồi, trái việt quất, trà xanh

{St}

Để tránh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... ảnh hưởng đến con mẹ nên hạn chế dung nạp những thực phẩm không nên ăn khi mang thai dưới đây trong 3 ngày tết nhé!
Ngày tết được nghỉ ngơi thoải mái nhiều bà bầu thường có thói quen ngủ trễ, dậy muộn ăn uống thả ga, chơi cho thật đã, nhưng mẹ ơi đừng “thả phanh” quá nhé kẻo tết mất vui.
Các loại bánh mứt


Đây là thực phẩm không nên ăn khi mang thai. Tuy một số mứt được làm từ rau, củ, trái cây… nhưng khi ra thành phẩm đã mất gần như hết vitamin, thành phần còn lại chủ yếu là đường. Do vậy nếu mẹ ăn nhiều mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng cho cơ thể khiến mẹ lười ăn bữa chính, bữa phụ dẫn tới không đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Chưa kể mứt ngọt sẽ khiến mẹ tăng cân không kiểm soát gây ra các biến chứng xấu đối với sức khỏe.
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, nhân thịt mỡ nên có hàm lượng dinh dưỡng khá cao do đó mẹ bầu chỉ nên ăn loại bánh này trong chừng mực, tránh ăn nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu thậm chí tiêu chảy nếu mẹ ăn phải bánh để lâu, không được bảo quản cẩn thận, nổi mốc.
Tốt nhất nếu muốn mẹ nên ăn bánh chưng trong vòng 3 ngày kể từ khi ra lò, tránh ăn bánh chiên. Những bà bầu bị béo phì, cao huyết áp được xem là chống chỉ định với loại bánh này.
Các món dưa hành
Không chỉ ngày tết mà ngày thường bà bầu cũng được khuyến cáo không nên ăn dưa hành, các loại thực phẩm muối chua vì chứa nhiều muối nitrat, chất chua vừa không tốt cho dạ dày mẹ vừa ảnh hưởng đến trí não của bé mặc dù nó là món khoái khẩu của nhiều người trong dịp tết. Tuy vậy nếu thèm mẹ có thể ăn một chút ngày tết nhưng đừng ăn quá nhiều, quá thường xuyên nhé!
Mẹ nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa tuyệt đối không nên ăn nhé!
Các món chiên rán, nướng
Các món chiên rán cũng nằm trong danh sách thực phẩm không nên ăn khi mang thai bởi nó thường không nhiều chất dinh dưỡng, hơn nữa đầy dầu mỡ nếu bà bầu ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, tăng cân nhanh. Chưa kể, với những mẹ nghén nặng chúng cũng sẽ góp phần gia tăng cơn nghén của mẹ đấy!
Với món nướng, đã có nhiều cảnh báo về việc ăn nhiều thực phẩm nướng có thể gây ung thư. Theo đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ xấu cho sức khỏe, và khỏe mạnh du xuân mẹ bầu hãy hạn chế dung nạp các thực phẩm được chế biến bằng cách này vào cơ thể nhé.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thói quen trước giờ của nhiều người Việt thường trữ thực phẩm chế biến sẵn để ăn trong 3 ngày tết. Nhưng những thực phẩm này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Do đó, việc tuân thủ thói quen ăn uống khoa học, ăn những thực phẩm luôn tươi mới để đảm bảo sức khỏe vui xuân là điều mẹ bầu nên làm.
Bia, rượu, thức uống có ga
Không chỉ ngày tết, ngày thường mẹ bầu cũng nên nói không với các thức uống này. Thứ nhất chúng không chứa chất dinh dưỡng nào, ngược lại còn chứa nhiều chất gây hại cho thai nhi. Chưa kể uống nhiều nước ngọt mẹ còn có nguy cơ tiểu đường, chướng khí.
Chắc hẳn đọc đến đây nhiều mẹ bầu sẽ thốt lên rằng, ngày tết mà cái gì cũng kiêng cữ hết thì ăn cái gì, chơi cái gì, còn gì là tết nữa. Nhưng thiết nghĩ việc bà bầu thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống ngoài việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình còn cho con nữa. Mẹ có biết em bé trong bụng mẹ đang lớn từng ngày và những món mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con đấy! Do đó, hãy tránh những thực phẩm không nên ăn khi mang thai trên nhé, chịu khó chờ đến khi sinh xong mẹ có thể ăn thả ga 
Năm mới, chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có những ngày xuân thật vui vẻ, hạnh phúc nhé!

[st]
Được tạo bởi Blogger.